Ăn rau sống - Mối nguy ít người biết
Cập nhật: 12/5/2015 | 4:02:43 PM
Ngay cả những loại rau trồng tại nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật rất cao, đặc biệt tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 90%.
Mối nguy ít người biết
Theo Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), rau sống là món ăn tốt cho sức khỏe, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên người ăn rau sống đồng thời phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Trong đó, bệnh đường tiêu hóa là bệnh dễ gặp nhất song lại ít được để ý nhất có nguyên nhân từ việc ăn rau sống. Trong các loại rau sống, xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cảnh báo, kể cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo,… Người bán rau cũng hay dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.
Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM cho biết, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
“Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Nga cảnh báo.
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế ăn rau sống để hạn chế guy cơ nhiễm giun, sán. Ảnh minh họa.
Khó có thể tiêu diệt hết vi khuẩn
Ông Trần Đáng đưa vấn đề lo ngại rằng hiện các quán ăn, ngay cả nhà hàng có uy tín thường chỉ dùng một chậu nước rửa nhiều lần và nhiều loại loại rau nên rau ăn sống thực chất rất bẩn. Ngay bản thân người dân cũng chưa thực sự biết cách rửa rau sạch.
Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng song thực tế hai loại này đều không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật.
Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (T HCM) từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất (xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi.
Ngoài ra, theo bác sĩ Tường Vi, riêng phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày, viêm đại tràng không nên ăn rau sống.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- 3 hải sản ngon hay dùng nhưng dễ gây ngộ độc (11/5/2015)
- Những món ăn tuyệt ngon nhưng dễ gây trọng bệnh (7/5/2015)
- Cách dùng thực phẩm đông lạnh sao cho an toàn (7/5/2015)
- Điều cần cân nhắc khi ăn rau mồng tơi, rau muống, rau ngót và rau dền (29/4/2015)
- 8 lời khuyên để không bị ngộ độc thực phẩm trong ngày hè (28/4/2015)
- Rước bệnh bất ngờ vì thói quen ăn đồ ngọt (27/4/2015)
- Top các loại thực phẩm bẩn nhất trong mùa hè (24/4/2015)
- Điểm mặt thực phẩm không nên ăn cùng thịt lợn (23/4/2015)
- Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến (22/4/2015)
- Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau quả (21/4/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều