Ăn canh trai, hến... và những điều cần biết để tránh nguy hiểm
Canh trai, hến… là những món canh giải nhiệt cho mùa hè rất được chuộng. Tuy nhiên với một số người không nên ăn canh trai, hến vì nó thật sự không tốt cho sức khỏe.
Trai, hến... cũng có thể bị nhiễm độc
Trai, hến là những thực phẩm người dân Việt ưa chuộng, đặc biệt vào mùa hè. Đây là món ăn thanh mát, ngon miệng, dễ ăn lại rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, selen, magiê, canxi, vitamin B12, axit béo…
Tuy nhiên, ngày nay, với nguồn nước ô nhiễm ở nhiều nơi, nguy cơ trai, hến... bị nhiễm độc từ các kim loại nặng như thủy ngân, cadmi và chì đều có thể xảy ra. Do đó, nếu
ăn canh trai, hến... cũng có thể dẫn tới nhiễm độc.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Hàn lâm hoàng gia Thụy Điển, công bố trên tạp chí “International Journal of Food Microbiology” cũng cảnh báo trong trai có chứa adonovirus. Loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Không ăn trai, hến... với hoa quả và vitamin C
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không nên ăn các loại thực phẩm như trai, hến, ngao, sò… cùng lúc với hoa quả. Bởi trong hoa quả có chất tannin kết hợp với protein trong trai, hến chứa nhiều canxi sẽ tạo thành canxi không hòa tan, kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Bên cạnh đó, việc ăn nhóm thực phẩm này cùng với nhóm thực phẩm giàu vitamin C. Nguyên nhân là vì, trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent, nếu ăn kèm với lượng lớn
thực phẩm giàu vitamin C thì dễ hây ngộ độc và có hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những người không nên ăn canh trai, hến...
Mặc dù là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, canh trai, hến… hay các món ăn liên quan đến chúng không phải luôn thích hợp với tất cả mọi người.
Ảnh minh họa
Một số người nên tránh ăn nhiều trai, hến… bao gồm:
Phụ nữ có thai: Dù cho trai, hến không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai, hến... và các loài nhuyễn thể khác đều có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị
trúng độc.
Trong trai hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ những nguồn nước mà trai, hến... sinh sống như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp). Vì thế, bà bầu nên hạn chế ăn các món ăn này để tránh bị nhiễm độc.
Ăn phải trai hến bị nhiễm độc, bà bầu cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Người bị bệnh gút: Trai, hến là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout không nên ăn nhiều.
Bác sĩ khuyến cáo những người mắc bệnh gout cần cẩn thận khi ăn trai hến và các loại
thủy hải sản có 2 mảnh vỏ vì chúng có thể làm bệnh tăng nặng. Trong 100g thịt trai chứa 147mg purines - có thể khiến lượng axit uric trong máu tăng lên nhanh, kèm các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.
Những người có tiền sử bệnh gan: Những người có tiền sử mắc bệnh về gan thường bị thiếu men oxy hóa đồng huyết thanh nên các cơ quan nội tạng không thể hoàn thành nhiệm vụ thải lượng đồng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu ăn thực phẩm giàu đồng như: các loại sò, hến, ngao, trai... gan, thận, não dễ bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng đi không vững, nói không rõ ràng, chân tay run rẩy, vàng da, chướng bụng.
Người có cơ địa mẩn cảm, dị ứng: Trai, hến… có thể gây ra dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong thủy sản. Hơn nữa, trai, hến là thực phẩm chứa rất các protein vì thế những người có sẵn cơ địa mẩn cản, dị ứng càng nên hạn chế ăn món này.
Người bị sỏi thận: Trong trai, hến… có chưa chất purin với những người có tiền sử mắc các bệnh sỏi thận cần nên cân nhắc kỹ khi dùng thực phẩm này. Bởi sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Khi bị sỏi thận, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều purin, và trai, hến... là một trong số đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm trai, hến… vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ. Không mua các loại trai, hến… đã chết có mùi hoặc ngâm nước lâu ngày và khi mua trai, hến người mua cần bốc lên ngửi đánh giá chất lượng trai, hến. Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Trai biển có mùi nước biển nhiều hơn. Đặc biệt không nên mua trai, hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn. Đối với thực phẩm có nguồn gốc trai, hến tốt nhất không nên ăn liên tục và không ăn nhiều trong một bữa. Những người đang bị về vấn đề đường tiêu hóa không nên ăn trai, hến trong lúc bị bệnh. Khi có dấu hiệu của việc bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, da dị ứng mẩn đỏ… nên đến các cơ sở y tế kiểm tra.
|