Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào cho đúng?
Cập nhật: 25/9/2016 | 7:30:38 PM
Rất có thể hầu hết những gì bạn tìm thấy trong các ngăn tủ lạnh ở nhà sẽ phải đi thẳng ra thùng rác. Vậy làm thế nào để tránh được tình trạng này.
Theo một nghiên cứu của chuỗi siêu thị Sainsbury, các hộ gia đình ở Anh vứt bỏ chừng bảy triệu tấn rác thực phẩm mỗi năm - tương đương với sáu bữa một tuần.
Và lý do đáng ngạc nhiên là 75% chúng ta để tủ lạnh hoạt động quá ấm. Chỉ cần hạ nhiệt độ trong tủ lạnh là đã có thể tiết kiệm được đến 4,2 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm và tiết kiệm cho mỗi gia đình một gia tài nhỏ.
Vậy nhiệt độ thích hợp trong tủ lạnh nên là bao nhiều và những ngăn nào sẽ tốt nhất cho những loại thực phẩm nào?
Đặt nhiệt độ tủ lạnh phù hợp như thế nào?
Trước tiên: nhiệt độ trong tủ lạnh không phải là hằng số. Tủ lạnh được làm mát bằng một loại khí được gọi là khí lạnh (ga), chảy ở dạng lỏng bên trong một cuộn ống trong tủ lạnh và hấp thụ nhiệt trong không khí.
Càng để gần cuộn ống này (thường thấy ở các giá dưới thấp, vì không khí nóng sẽ bốc lên cao), thực phẩm sẽ càng lạnh.
Các chuyên gia cho biết nhiệt độ tối ưu nói chung cho tủ lạnh gia đình là từ 0 – 4 độ C. Điều này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của Listeria - một vi khuẩn có hại gây ngộ độc thực phẩm, phát triển và lây lan ở nhiệt độ trên 5oC.
Giữ tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C. - nhưng không dưới 0 độ C – là nhiệt độ đóng băng của nước sẽ biến nước trong thực phẩm thành đá - sẽ đảm bảo thực phẩm tươi lâu hơn.
Ngăn trên 3oC
Rượu vang, thức ăn thừa
Nên đặt nằm chai rượu và cách xa mô tơ gây rung của tủ lạnh – vì thế ngăn trên cùng là tốt nhất. Bạn cũng nên để thức ăn thừa ở đây.
Ngăn giữa 2 – 3oC
Trứng, đồ ăn liền
Nhiệt độ ở ngăn giữa của tủ lạnh luôn ổn định, hãy để trứng, thịt xông khói và ô liu tươi ở đây
Ngăn dưới 1oC
Thịt tươi, cá, thịt gia cầm, sữa
Thay vì nhét vào cánh cửa, hãy để sữa ở ngăn đáy lạnh, cùng với thịt sống, là thứ có thể chảy nước và làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác
Ngăn kéo 2oC
Hoa quả và rau
Những thực phẩm này được giữ tốt nhất ở nơi ẩm nhất của tủ lạnh – nhưng bạn cần bào quản chúng riêng rẽ nếu không hơi từ trái cây sẽ khiến rau bị thối
Ngăn trên của cánh cửa 4oC
Bơ, pho mai
Phần ấm nhất của tủ lạnh là nơi lý tưởng để cất các sản phẩm sửa như bơ và pho mát, là những thứ ăn ngon nhất khi hơi mềm
Ngăn dưới của cánh cửa 3 – 4oC
Nước cam, gia vị
Nước cam, mù tạc, sốt cà chua và mứt đều đã đ\ực xử lý với các chất bảo quản và vì thế được bảo quản tốt ở cánh cửa.
Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh
So với ba hoặc bốn thập kỷ trước đây, chúng ta gần như trở thành những người “miễn cưỡng” phải sử dụng tủ lạnh. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm hàng ngày thực ra không cần phải giữ lạnh. Một số là do mùi vị, trong khi những thực phẩm khác có thể trải qua phản ứng có hại ở nhiệt độ thấp hơn.
Ví dụ, chuối bị thâm đen nếu để trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh làm cho các không bào của tế bào thực vật bị rò rỉ. Dung dịch có chứa các hợp chất phenol phản ứng với một loại enzym tạo thành một chất màu nâu gọi là melanin.
Điều này cũng đúng với bánh mì. Nhiệt độ mát của tủ lạnh làm cho nó bị ôi nhanh hơn, do tác động lên tinh bột.
Những thực phẩm khác nên để ngoài tủ lạnh là trái cây mềm như đào và mận (cần được chín), mướp đắng (vị sẽ ngon hơn nếu không lạnh) và khoai tây.
Tinh bột trong khoai tây được chuyển thành đường ở nhiệt độ thấp, và khi nướng hoặc chiên, đường sẽ phản ứng để tạo thành một chất hóa học có hại gọi là acrylamide.
Bao lâu nên vệ sinh tủ lạnh một lần?
Bụi bẩn hoặc nước tràn trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ do ngăn cản không khí lạnh lưu thông tự do.
Các chuyên gia cho biết cần vệ sinh tủ lạnh thật cẩn thận hàng tháng , sử dụng nước xà phòng ấm (không dùng chất tẩy rửa) và bàn chải đánh răng để cọ rử hết các ngóc ngách.
Bạn cũng nên rã đông tủ lạnh, bỏ mọi thứ và tắt nguồn điện mỗi năm một lần. Điều này giúp điều chỉnh nhiệt độ nhờ loại bỏ đá bám vào.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những dụng cụ nhà bếp hay dùng nhưng cực kỳ nguy hiểm (23/9/2016)
- Mơ hồ “ngưỡng cho phép” chất gây hại (12/9/2016)
- 11 quy tắc thay thế thực phẩm bạn cần từ bỏ ngay hôm nay (9/9/2016)
- Bánh Trung thu và nguy cơ với sức khỏe (31/8/2016)
- 3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn (30/8/2016)
- An toàn thực phẩm mùa bão lũ (23/8/2016)
- Mẹo phân biệt hoa quả chín cây hay chín thuốc (22/8/2016)
- Không muốn đột tử... chớ dại mà kết hợp các thực phẩm sau (8/8/2016)
- Các loại hải sản có thể gây ngộ độc (8/8/2016)
- Những thực phẩm đừng bao giờ để trong tủ lạnh (5/8/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều