Điểm danh các loại thực phẩm không nên ăn sống
Cập nhật: 6/8/2013 | 9:30:18 PM
Rất nhiều người cho rằng ăn thực phẩm không qua chế biến sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn, mà không hề biết rằng có những thực phẩm không thích hợp cho việc ăn sống.
Dưới đây là các loại thực phẩm không thích hợp để ăn sống.
Cà chua, cà rốt ăn sống sẽ lãng phí dinh dưỡng
Lycopene trong cà chua và chất β-carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo các chuyên gia, cà rốt giàu β-carotene, nó có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng. Ăn cà rốt nấu chín hoặc nấu với dầu ăn, β-carotene mới có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ăn sống chỉ làm lãng phí dinh dưỡng, do đó, càng không nên uống nước cà rốt ép, như vậy sẽ lãng phí chất xơ lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Ăn sống các loại đậu dễ bị trúng độc
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sốngkhông chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng. Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng… giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Những loại rau giàu axit oxalic như rau bina, măng tây, rau muống tốt nhất nên trần qua nước để loại bỏ axit oxalic sau đó để nguội. Bởi vì axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ướp lạnh khổ qua, dưa chuột, hãy cho thêm ít tỏi băm hoặc uống thêm một bát nước gừng đường nâu, để có thể giảm bớt tính hàn.
Ảnh minh họa
Ăn cá sống dễ gây bệnh sán
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Trứng gà ăn sống dễ tiêu chảy
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà ốm. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tại thành phố Cẩm Phả năm 2024 (29/11/2024)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Tránh ngộ độc do vi khuẩn C. Botulinum, cách nào? (6/8/2013)
- Để tránh màng bọc thực phẩm độc hại (5/8/2013)
- Các biểu hiện khi ngộ độc khuẩn gây liệt cơ (5/8/2013)
- Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng (31/7/2013)
- Rau quả tự nhiên chứa (31/7/2013)
- Ngộ độc thuốc diệt cỏ - xử lý thế nào? (30/7/2013)
- 3 cách ăn cá gây hại sức khỏe (30/7/2013)
- Những sai lầm trong dự trữ thực phẩm (29/7/2013)
- Bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm (29/7/2013)
- Thận trọng khi dùng giấy bạc gói thức ăn (28/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều