Những sai lầm trong dự trữ thực phẩm
Cập nhật: 29/7/2013 | 8:01:53 PM
Ngoài yếu tố thời tiết thì chính những sai lầm trong cách dự trữ thực phẩm lại là nguyên nhân dễ khiến bạn trở thành nạn nhân của ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm phổ biến:
Thức ăn để ở nhiệt độ bình
thường trong vài giờ thì vẫn ăn được
Theo cảnh báo của các chuyên
gia về an toàn thực phẩm thì mùa đông nhiệt độ thấp, trời lạnh, các loại thực
phẩm đã chế biến như gà rán, hamburger, bánh ngọt để bên ngoài được khoảng 2 -
3 giờ. Sau khoảng thời gian này, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và làm biến chất
thực phẩm.
Tại các nước nhiệt đới, với
nhiệt độ trong ngày thường trên mức 30 độ thì việc để thực phẩm trong nhiệt độ
phòng quá 1 giờ đã là nguy hiểm.
Đồ ăn thừa vẫn dùng tốt
sau nhiều ngày nếu để trong tủ lạnh
Do lối sống hiện đại, công
việc bận rộn nên nhiều gia đình có thói quen chế biến nhiều thức ăn rồi cất
thực phẩm sau khi chế biến trong hộp rồi cho vào tủ lạnh. Phần thức ăn thừa này
sẽ được dùng dần nhiều ngày sau đó. Đây lại chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều
ca ngộ độc thực phẩm trong hộ gia đình.
Thực ra, những thực phẩm đã
chế biến và để bên ngoài nhiệt độ phòng từ 2 giờ trở lên cần được sử dụng hết
trong ngày. Nếu cất chúng vào hộp kín và trữ trong tủ lạnh thì tuổi thọ của các
thực phẩm này cũng không quá 2 ngày. Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ có hại
nếu bạn tiếp tục sử dụng.
Rửa tay với nước sạch là đủ
Bàn tay chứa rất nhiều loại
vi khuẩn có hại mà nước không thể nào rửa sạch được, do đó, xà phòng diệt khuẩn
là trợ thủ vô cùng cần thiết cho các bà nội trợ.
Không cần rửa những loại
quả cần gọt vỏ khi ăn
Ngay cả khi gọt vỏ trái cây
thì vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vẫn có thể xâm nhập vào phần thịt quả vì
con dao sẽ trở thành vật trung gian đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt quả. Do đó, cần
rửa sạch cả những loại trái cây cần gọt vỏ khi ăn.
Nhận biết thực phẩm hỏng
bằng màu và mùi khó chịu
Đây là một trong những quan
niệm sai lầm phổ biến nhất của nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ. Nhiều
người cho rằng khi thực phẩm hư hỏng, nó sẽ xuất hiện lớp mốc hay ít nhất sẽ
biến mùi.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
cho thấy, rất nhiều loại thực phẩm khi bắt đầu hỏng sẽ không có bất kỳ mùi lạ
nào cũng như dáng vẻ bề ngoài của chúng không hể thay đổi. Khi ăn phải những
loại thực phẩm này, bạn vẫn bị ngộ độc, mà biểu hiện cơ bản nhất là đau bụng,
buồn nôn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tại thành phố Cẩm Phả năm 2024 (29/11/2024)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm (29/7/2013)
- Thận trọng khi dùng giấy bạc gói thức ăn (28/7/2013)
- Điểm lại những ”chất độc” vẫn ăn vào hàng ngày (28/7/2013)
- Nhận diện gà chứa kháng sinh (25/7/2013)
- Dị ứng thức ăn, có cần dùng thuốc? (24/7/2013)
- Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng dầu chiên đi chiên lại (22/7/2013)
- 6 chất gây ung thư tiềm ẩn xung quanh chúng ta (21/7/2013)
- 6 thực phẩm “đối đầu” với ô nhiễm (19/7/2013)
- Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ xấu, gây hại cho trẻ (18/7/2013)
- Thực phẩm nên ăn cùng nhau (18/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều