Hãi hùng rau muống... bẩn
Cập nhật: 30/7/2012 | 12:56:56 PM
Dù luôn là một trong những dòng sông bị ô nhiễm nặng nề nhất nhưng hàng ngày vẫn có hàng nghìn mớ rau muống cung cấp cho Thủ đô Hà Nội được trồng và hái, rửa trên sông Đáy. Hàng chục năm nay, dọc hai bên bờ sông Đáy, đoạn qua khu vực cầu Mai Lĩnh (Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội), rất nhiều người vẫn đang ngày đêm mưu sinh, kiếm sống bằng những bè rau muống trên dòng sông ô nhiễm này.
Trồng “rau sạch” nhưng... không dám ăn
Mỗi buổi, trung bình một người dân trồng rau ở đây có thể hái được vài trăm mớ rau muống để đem bán. |
Tại đây, rau muống sẽ được rửa trực tiếp dưới dòng nước đen ngòm đầy rác rưởi. |
Độc hại đến mức nào?
Khoảng tầm 4–5 giờ chiều là có xe tải xuống tận bờ sông để lấy hàng hóa đem đi phân phối tại các chợ trên địa bàn Thủ đô. |
Trong khi đó, đánh giá của các chuyên gia y tế cho biết, việc tưới tiêu hoặc làm tươi rau với nước bị nhiễm bẩn là con đường chính khiến rau bị nhiễm các vi sinh vật lây truyền qua thực phẩm. Hàm lượng coliform trong nước tưới rau ở ruộng nước thải của vùng ven đô Hà Nội thường cao hơn ở những ruộng không dùng nước thải và đều vượt quá giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới đối với nước tưới tiêu.
* Ông Trần Khắc Thi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả TW: Rau trồng trên sông đang bị ô nhiễm nặng như sông Nhuệ, sông Đáy, thì lượng kim loại nặng, hóa chất, vi sinh vật chứa trong rau càng lớn. Người ăn phải rau muống có hàm lượng các chất như NH4, COD, BOD vượt quá nhiều lần mức cho phép sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng đến tim mạch, não... * GS.TS. Nguyễn Văn Vụ, nguyên Trưởng khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: Màu xanh của cây về nguyên lý là tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, rau xanh quá cần chú ý đến điều kiện trồng rau. Bởi nếu rau được trồng ở các nơi có nguồn nước bẩn hay nhiều chất hữu cơ như kênh rạch, nguồn nước thải từ nhà máy... thường có màu xanh đậm hơn các loại rau trồng trong điều kiện bình thường. Hơn nữa, rễ cây rau muống lấy chất tốt nên khi trồng chỗ nước bẩn rau sẽ tươi tốt hơn, thân cây và lá to, màu xanh đậm, trông bề ngoài rất hấp dẫn. Tuy nhiên, khi cây chưa chuyển hóa hết các chất hữu cơ, rau dễ bị nhiễm các chất kim loại nặng và nitrat. Sự dư thừa các chất này không những có hại cho cây mà còn gây nguy cơ ung thư cho người ăn rất cao. * Theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn. Ngoài ra, trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước sạch khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính. |
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Cách nhận biết các dạng ngộ độc thực phẩm (29/7/2012)
- Cất giữ thực phẩm an toàn (29/7/2012)
- Những thực phẩm không “chung sống” với thuốc (28/7/2012)
- Cách ăn rau sống an toàn (27/7/2012)
- Cải thiện cảm xúc bằng thực phẩm (27/7/2012)
- Những thực phẩm không nên kết hợp (26/7/2012)
- Lại phát hiện độc tố gây ung thư trong sữa trẻ em (25/7/2012)
- Hiểm họa từ bột nở ’bèo’ (25/7/2012)
- Nguy hại tiềm ẩn đằng sau ly cafe ’dỏm’ (24/7/2012)
- Cảnh giác với chất tạo hương trong nước giải khát (23/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều