Lưu ý khi mua rau củ sau Tết để tránh ăn phải thuốc kích thích
Cập nhật: 16/2/2016 | 3:44:15 PM
Sau Tết, giá rau xanh tăng cao. Vì chạy theo lợi nhuận, rất nhiều người sử dụng các loại thuốc kích thích để rau tăng trưởng nhanh, sớm thu hoạch.
Nếu mua phải những rau chứa chất kích thích, người dân sẽ phải đối mặt với không ít nguy hại cho sức khỏe.
Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có tồn dư thuốc kích thích
BS Nguyễn Anh Tuấn, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết vừa qua, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc hóa chất tăng đột biến.
Trong 65 bệnh nhân của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong dịp Tết có tới hơn 1/3 trường hợp điều trị do ngộ độc thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Theo BS Nguyễn Anh Tuấn, chiều qua, ngày 14/2, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân hơn 30 tuổi (Hà Nội) bị ngộ độc thuốc trừ sâu do ăn ổi vừa được phun thuốc mà không biết. Rất may mắn là tình trạng ngộ độc của bệnh nhân không quá nặng, thuốc đã được pha loãng, xịt lên cây trong diện rộng nên lượng thuốc bám vào quả không quá nhiều. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi điều trị trong vài ngày tới.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để kích thích tăng trưởng cho rau hay việc sử dụng hóa chất bảo quản tràn lan ngày càng gia tăng và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt sau những dịp Tết giá rau xanh tăng rất mạnh sẽ làm cho nhiều người sản xuất dùng các loại thuốc để kích thích rau nhanh tốt bán thu lại lợi nhuận.
Nếu chẳng may con người ăn phải thuốc bảo vệ thực vật nếu có lượng tồn dư quá cao trong rau quả là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc, có thể gây rối loạn thần kinh T.Ư, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong…
Ăn phải rau chứa hóa chất gây ngộ độc không tốt cho sức khỏe (ảnh minh họa)
Cách chọn lựa rau để giảm nguy cơ tiêu thụ chất kích thích, hóa chất có hại
Theo các chuyên gia thực phẩm, việc nhận biết và chọn rau an toàn, không hóa chất là nhu cầu cấp thiết đối với bất kể gia đình nào.
Rau ăn lá
Không nên chọn rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng tốt khác thường. Khi mua các loại rau cải nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra đó là rau cải bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly. Không nên chọn rau cải xanh ngắt, tươi non. Những mớ rau nào kích thước không đều tăm tắp, bị sâu bệnh sẽ an toàn hơn vì rau không bị sâu là do tác dụng của phân đạm nitrat. Những mớ rau không có hóa chất sẽ rắn chắc, nặng và dai hơn rau bẩn. Rau bị nhiễm thuốc trừ sâu sẽ dễ mền nhũn chỉ sau 10 - 12h đồng
Với rau ngót, nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dầy mềm, hoặc lá xoăn lại vì đó là biểu hiện bất thường, có thể là do rau bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Rau ngót ngon và sạch có màu xanh lá mạ, rau mọc không được đều lá, có một vài lá bị sâu đục. Trong khi đó, bạn nên tránh mua rau ngót có màu xanh sẫm, lá quá non, đều nhau, không có lá nào bị sâu đục lá.
Rau dùng ăn ngọn
Với rau cần, rau lang, rau muống… là những loại rau ăn ngọn thì không nên mua những bó rau có ngọn vươn quá dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau. Với rau muống, khi mua nếu bẻ ngang đốt thấy có nhựa trắng chảy ra là rau bị nhiễm độc từ nguồn nước, đất. Ngoài ra, người dân khôn nên mua rau quá xanh mướt vì rất có thể rau đã được phun nhiều thuốc kích thích, thuốc diệt sâu bọ...
Các loại củ, quả
Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và với mắt thường, bạn có thể thấy nhũ lấm tấm ở thịt quả. Cà chua chín cây thường hơi mềm khi được sờ bằng tay. Vì vậy, bạn không nên chọn những trái quá lớn, cứng màu sắc bất thường.
Với mướp đắng, bạn nên lấy những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Ngược lại những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình và sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Khi chọn dưa leo, nên chọn quả màu xanh trắng (không quá non hay úa vàng), không có vết thâm hay ố vàng, vỏ nhẵn mịn, cầm vào thấy chắc tay, bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên.
Theo BS dinh dưỡng Nguyễn Liên, BV Bạch Mai, để đảm bảo chọn lựa chọn rau, quả tươi an cần chú ý đến hình dáng bên ngoài như: Các loại rau, củ quả phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo… Tuyệt đối không chọn các loại quả xanh và màu sắc bất thường. Bất kể các loại rau xanh hay củ quả nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất tuyệt đối không nên ăn. Khi chế biến tại gia đình, tất cả các loại rau cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu nhưng phải thay nước nhiều lần tới khi sạch trước khi chế biến. |
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Cách phòng tránh bệnh về tiêu hóa trong ngày Tết (2/2/2016)
- Làm gì khi ngộ độc rượu? (28/1/2016)
- Hướng dẫn cách nhận biết giấm pha axit, mứt Tết ngâm hóa chất (25/1/2016)
- Chuyên gia hướng dẫn chọn rau, củ, quả an toàn (25/1/2016)
- Chọn mứt Tết an toàn (20/1/2016)
- 4 cách đựng thức ăn cực nguy hiểm, dễ gây bệnh ung thư (18/1/2016)
- Cách phát hiện đũa ăn 1 lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy (11/1/2016)
- Những thực phẩm không trữ trong tủ lạnh (11/1/2016)
- Cách tốt nhất để lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh (7/1/2016)
- 5 cách chế biến để tránh xa ngộ độc thực phẩm (5/1/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều