Mầm họa giun sán từ những món ăn khoái khẩu
Cập nhật: 30/10/2013 | 2:15:20 PM
Theo Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, sản phụ nhiễm giun sán còn có nguy cơ gây sảy thai, con dị tật.
Kẻ thù nguy hiểm cho sức khỏe
Theo ước tính của các chuyên gia y tế, hiện nay 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc. Theo đó, mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 28,5 triệu lít máu để nuôi giun móc, giun tóc và hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột.
Theo Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, tất cả chúng ta ai cũng có thể bị nhiễm giun sán, không những 1 loại mà có khi đến 2, 3 loại cùng lúc. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất và dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Một nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho thấy, trong khoảng 323 cặp thai phụ và trẻ sau khi sinh được 6 tháng tuổi thì có đến 41% thai phụ nhiễm giun đũa chó mèo, 18% nhiễm giun móc và tỷ lệ nhiễm giun lươn là 8%.
Những bà mẹ mang thai bị nhiễm các loại giun sán sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thaivà sinh con bị dị tật. Cụ thể, nếu nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii (ký sinh thường sống trong dạ dày của mèo) thai phụ có nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ, thậm chí có thể sảy thai liên tục vào những lần mang thai sau đó. Ngoài ra, ký sinh trùng này còn tấn công vào não em bé qua nhau thai, gây tắc đường dẫn lưu các dịch não tủy, khiến trẻ bị não úng thủy.
Đáng gườm nhất là giun móc và giun lươn, vì đây là hai thủ phạm gián tiếp khiến trẻ mắc các thể lao cấp tính, lao màng não,... Nếu không phát hiện và điều trị kịp, trẻ dễ bị di chứng bại não, liệt chi, động kinh, thậm chí tử vong.
Ăn chín, uống sôi và diệt giun định kì
Theo BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa TP.HCM, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán. Mặc khác, do ô nhiễm nguồn nước, môi trường đồng thời do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên tạo điều kiện dễ dàng cho giun sán xâm nhập vào cơ thể.
Nhiều người dân ở nước ta vẫn có thói quen ăn cá, hải sản sống, đồng thời thích ăn rau củ tươi nhưng chính những món ăn khoái khẩu này đã đưa giun sán xâm nhập vào cơ thể. “Qua nghiên cứu của chúng tôi vào năm 2007, thì 97% mẫu rau sống có bán tại TP.HCM đều nhiễm trứng giun”, BS Tường cho biết.
Vấn đề đáng lưu ý là nhiễm giun sán có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, nếu có thì chủ yếu là biểu hiện ở đường tiêu hóa. Nếu ấu trùng giun “đi lạc” đến các cơ quan nội tạng khác thì rất khó chuẩn đoán bệnh. BS Tường cho biết: “Những ấu trùng giun đũa chó, giun đầu gai, sán dải heo, bò,...là những ấu trùng giun rất dễ đi lạc sang cơ quan nội tạng khác. Và chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như: gây u não, liệt, động kinh, sưng mắt, mù mắt, tạo khối u ở gan, sỏi đường mật,...
Đề phòng ngừa giun, các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa rau sống kỹ trước khi ăn, không ăn thịt heo, thịt bò nấu chưa chín, không đi chân đất; tẩy giun định kì 6 tháng/ 1 lần;... Khi có một trong các dấu hiệu như rối loạn thói quen đi cầu, đi cầu táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi phân nát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; hoặc khi người bệnh cảm thấy bụng đau lâm râm quanh rốn, đau mơ hồ âm ỉ ở thượng vị,... thì nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị giun sán.
Cũng có khi, người bệnh bị sụt cân dù ăn uống đều đặn, ăn nhiều. Nếu người bệnh xanh xao, thiếu máu kéo dài mà không tìm được nguyên nhân, có khối sưng bất thường trên cơ thể mà uống thuốc kháng sinh, kháng viêm vẫn không hết cũng có thể nghi nhiễm giun sán.
(Nguồn: afamily.vn)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Cách phân biệt hải sản “ngâm” hóa chất (30/10/2013)
- Dùng giấy bạc trong chế biến thức ăn: chỉ tốt khi dùng đúng (28/10/2013)
- Nguy hại khi đựng thức ăn nóng trong hộp nhựa (26/10/2013)
- Lợi và hại của một số thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày (23/10/2013)
- Những loại thực phẩm có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn (21/10/2013)
- 8 sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn rau (16/10/2013)
- 5 cách để hạn chế tiếp xúc với hóa chất BPA (16/10/2013)
- Lời khuyên giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (8/10/2013)
- Tác hại khôn lường của thực phẩm làm giả từ sắn dây, cao su (5/10/2013)
- Những loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh rối loạn nội tiết (3/10/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều