Những loại thực phẩm có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn
Cập nhật: 21/10/2013 | 9:36:33 AM
Theo một nghiên cứu của Mỹ thì giá đỗ, rau diếp, cà chua, rau bina, hàu sống... là những loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn hẳn so với các thực phẩm khác.
Giáo sư Tiến sỹ vi sinh vật học Francisco Dietz của Đại học Minnesota (Mỹ) đã liệt kê 5 loại rau và hoa quả dễ bị vi trùng tấn công và các biện pháp phòng ngừa, xử lý chúng giúp người tiêu dùng an tâm hơn.
1. Giá đỗ
Ảnh minh họa
1. Giá đỗ
Cách làm giá đỗ truyền thống trải qua nhiều công đoạn, trong đó có giai đoạn ủ chiếm phần lớn thời gian. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho vi khuẩn sinh sản, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và salmonella.
Các chuyên gia khuyến cáo: Cần phải ngâm và rửa giá thật sạch trước khi chế biến để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn. Đối với những người khỏe mạnh thì lượng nhỏ vi khuẩn có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng với trẻ em, người già trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai vốn là những người có hệ miễn dịch kém thì không nên ăn giá đỗ. Với giá đỗ mới mua về bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn phát triển.
Ảnh minh họa
2. Rau diếp
Đặc điểm của rau diếp là có phần mặt lá sần sùi hơn bề mặt lá rau xà lách bình thường vốn mượt mà. Chính đặc điểm này khiến bề mặt lá dễ lưu giữ lại những vi khuẩn trong quá trình chăm bón, tưới tắm. Bất kể người trồng dùng phân hữu cơ hay hóa học, thuốc trừ sâu thì việc không rửa sạch rau diếp đúng cách sẽ khiến bạn tự rước bệnh về nhà.
Các chuyên gia khuyến cáo: Trước khi ăn, bạn nên tách bỏ phần lá ngoài, rửa kỹ từng lá, ngâm trong một vài phút rồi tiếp tục rửa lại vì lúc này những bụi bẩn, vi khuẩn... trên lá dễ dàng bị loại bỏ phần nào.
3. Cà chua
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cà chua dễ dàng nhiễm vi khuẩn salmonella trong quá trình trồng, chăm sóc phát triển. Lý do là vì vỏ cà chua rất mỏng, dễ bị vi trùng xâm nhập. Đặc biệt, cà chua còn dễ bị dập, nát, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập qua các vết dập, nát này.
Các chuyên gia khuyến cáo: Bạn phải rửa sạch cà chua với nước, sau đó dùng khăn sạch lau lại. Nếu có thể, bạn lau vỏ cà chua bằng thuốc tím để tiêu diệt virus (nếu có). Đối với những quả cà chua đã bị trầy xước, thối một góc thì bạn tuyệt đối không mua.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
4. Hàu sống
Hàu sống có thể mang một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus, được chuyển qua nước biển hoặc các virus khác như Norovirus và gây bệnh viêm gan A. Đó là vì môi trường sống dưới nước, tiếp xúc với nhiều chất thải độc và hóa chất nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Người ăn phải hàu sống bị nhiễm độc dễ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Các chuyên gia đề nghị: Nên nấu chín hàu cho đến khi vỏ của chúng mở ra. Nếu vỏ của con hàu không mở sau khi nấu thì nên bỏ đi.
5. Rau bina
Lá rau bina tương tự như rau diếp có nếp gấp, tạo cơ hội để vi khuẩn ẩn nấp. Ngoài ra, như các cây trồng khác, rau bina dễ dàng bị ô nhiễm bởi phân động vật. Chính vì những lý do đó mà rau bina được cho là có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn các loại thực phẩm khác.
Các chuyên gia khuyến cáo: Trước khi nấu, nên rửa sạch rồi ngâm rau trong nước, sau đó rửa sạch lại và vẩy khô rồi mới chế biến.
(Nguồn: afmily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- 8 sai lầm cần tránh khi chế biến và ăn rau (16/10/2013)
- 5 cách để hạn chế tiếp xúc với hóa chất BPA (16/10/2013)
- Lời khuyên giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (8/10/2013)
- Tác hại khôn lường của thực phẩm làm giả từ sắn dây, cao su (5/10/2013)
- Những loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh rối loạn nội tiết (3/10/2013)
- Cặp đôi thực phẩm hoàn hảo (30/9/2013)
- Nguy cơ ngộ độc với thực phẩm ở ngay trong tủ lạnh (30/9/2013)
- Thực phẩm nên tránh vào buổi tối (27/9/2013)
- Cách phân biệt món ăn dùng phẩm màu hóa học (25/9/2013)
- Cẩn trọng nhiễm khuẩn khi ăn thịt (22/9/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều