Nguy cơ “tiềm ẩn” trong món thịt chó mùa đông
Cập nhật: 13/12/2012 | 11:40:13 AM
Trong sơ chế và chế biến thịt chó, nhiều nơi sử dụng hóa chất “tẩy rửa” khiến chúng trông “trắng nõn” và nó còn hấp dẫn hơn khi dùng phụ gia không rõ nguồn gốc.
Ảnh minh hoạ
Những tháng cuối năm, thời tiết ngày càng trở nên lạnh giá, khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn “hàng đầu” trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè... Tuy nhiên, xung quanh món thịt chó vẫn còn khá nhiều điều chúng ta cần chú ý và có những biện pháp phòng tránh phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Hà Nội là một trong những TP có sức tiêu thụ lớn về “mặt hàng” thịt chó. Không chỉ các quán ăn mà kể cả các chợ nhỏ, lẻ của Hà Nội, thịt chó cũng được bày bán phổ biến.
Những tuyến phố có các quán nổi tiếng về thịt chó có lẽ phải kể đến đường Nguyễn Khang,... với những tên gọi như thịt chó Lá Cọ, Sơn Hải,... Những quán này rất đông khách vào dịp cuối tháng, có những thời điểm quán không còn đủ chỗ. Anh Kim Hoàng Giang, ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, cho biết, anh và bạn bè thường ăn thịt chó vào các ngày cuối tháng. Dịp cuối năm này thì “tần suất” ăn thịt chó của anh nhiều hơn, một tuần phải có 2 - 3 buổi uống rượu với món này.
Thịt chó - Món khoái khẩu của nhiều người trong tiết trời lạnh
Theo một thương lái, họ thường thu mua chó ở các huyện ven TP hoặc các vùng quê như Thanh Hóa, Nghệ An,... Giờ đây, do nhu cầu của người dân tăng cao nên họ phải “nhập” từ nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Campuchia,... Mỗi lần vận chuyển như vậy đều phải chở bằng ô tô tải với vài trăm con chó chen chúc trên đó. Giá “hơi” những con chó kiểu này cũng khá đa dạng, đối với các loại chó “nội địa” thì giá bán thường từ 65.000 - 80.000 đồng/ kg còn chó “nhập khẩu” thì giá sẽ mềm hơn đôi chút, chỉ 45.000 - 55.000 đồng/ kg. Đấy là còn chưa kể đến một số chó đã bị “ngất”, giá sẽ rẻ hơn. “Mỗi ngày tôi thường tiêu thụ hơn chục tạ chó, chủ yếu cung cấp cho một số quán và chợ quanh TP”, thương lái này chia sẻ. Vùng với đó là nguồn gốc cũng như “chất lượng” vẫn chưa có sự kiểm soát.
Một số bác sĩ cho rằng, nguồn gốc của chó rất quan trọng bởi đối với thịt được chế biến từ chó bệnh hoặc chó dại mà không nấu chín sẽ rất dễ khiến người tiêu dùng (NTD) bị nhiễm bệnh. Thông thường, các bệnh lây nhiễm từ chó đều qua đường máu hoặc trong nước bọt của chó.
Đấy là chưa kể đến một số trường hợp chó bị đánh bả có tẩm “độc” rồi được đem bán cho các lò giết mổ. Được biết, những loại bả chó này thường có thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hoặc phốt pho hữu cơ, nhóm lân hữu cơ (loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng), thậm chí còn có cả thuốc chuột phốt phua kẽm (chứa chất cực độc thallium). Những người ăn phải loại chó này rất dễ bị nhiễm các độc tố còn “sót lại” trong thịt chó, gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp bị nặng còn có thể hôn mê, liệt hô hấp và tử vong.
Trong sơ chế và chế biến thịt chó, nhiều cơ sở, quán ăn còn sử dụng các loại hóa chất “tẩy rửa” khiến thịt chó trông “trắng nõn” và nó còn hấp dẫn hơn khi người nấu cho các loại phụ gia không rõ nguồn gốc, nhằm khử mùi cũng như tạo nên hương vị “thơm ngon” riêng của thịt chó.
Bên cạnh đó cũng khuyến cáo NTD không ăn nhiều thịt chó bởi nó có hàm lượng đạm khá cao, rất dễ gây ra bệnh gút, đặc biệt là khi uống cùng với rượu. Thịt chó là món ăn “nóng” nên nó không thích hợp với những người bị huyết áp cao, táo bón, hay mẩn ngứa và mụn nhọn. Khi ăn, NTD nên chú ý ăn kèm với các loại gia vị như riềng và củ sả sẽ tránh gây đầy hơi, diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột và dễ tiêu hóa; lá mơ lông thì phòng tránh cho NTD nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Có thể thấy, không phải món ăn nào ngon cũng phù hợp và tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, trước các món ăn nói chung và món thịt chó nói riêng, NTD nên tự trang bị cho mình những hiểu biết và kiến thức sử dụng cũng như thưởng thức như thế nào cho đúng, hợp lý để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Hơn thế, các cơ quan chức năng một mặt cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt tươi sống, nhằm phát hiện và tránh tạo cơ hội cho gian thương vì lợi nhuận mà vận chuyển, buôn bán các loại thịt kém chất lượng và không đảm bảo ATVSTP, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, cũng cần có những biện pháp và hình thức xử lý đủ mạnh, có sức răn đe với những người kinh doanh nói chung và kinh doanh thịt chó nói riêng. Có thế, NTD mới thực sự cảm thấy được “an toàn” khi thưởng thức các món “đặc sản” mang đậm bản sắc quê hương.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mẹo làm cá hết mùi tanh khi nấu (13/12/2012)
- Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh (12/12/2012)
- 3 thành phần xấu ”ẩn nấp” trong thực phẩm (11/12/2012)
- Cách rửa hoa quả đúng để loại bỏ hóa chất (11/12/2012)
- Thời điểm ”vàng” để thưởng thức các loại trái cây (10/12/2012)
- Những thực phẩm tránh ăn khi đói (3/12/2012)
- 75% thịt lợn vỉa hè nhiễm vi sinh (29/11/2012)
- Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm (28/11/2012)
- Tết đến, lại lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm (27/11/2012)
- Nhận diện cua đồng đánh thuốc sâu (26/11/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều