Sai lầm "chết người" khi ăn gan lợn nhiều người mắc
Cập nhật: 27/3/2015 | 11:20:30 AM
Gan là cơ quan chuyển hóa và giải trừ chất độc cho cơ thể nên gan cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã. Nhất là lá gan của những con lợn không khỏe, bị viêm gan hoặc ung thư thì sẽ chứa nhiều độc tố và virus gây bệnh.
Gan lợn là thực phẩm bổ dưỡng rất giàu vitamin A và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, cơ quan nội tạng này cũng chứa rất nhiều độc tố.
Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt. Do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.
Ngoài ra, gan còn là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng mà điển hình là sán lá gan. Nếu ăn không cẩn thận, loại sán này có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng gan lợn làm thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ những điều cấm sau để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe:
1. Không ăn nhiều gan lợn:
Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều gan trong một lần ăn hoặc ăn gan trong thời gian dài sẽ khiến cho lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá gây nên nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch...
2. Không ăn gan lợn cùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu.
Theo đó, nếu xào gan lợn với giá đỗ vì trong đỗ có nhiều vitamin C sẽ khiến cho giá đỗ bị mất đi gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng.
3. Không ăn gan lợn chưa qua chế biến:
Trong gan có chứa rất nhiều độc tố, một phần do lượng chất độc trong thức ăn đem vào cơ thể còn tồn dư, một phần là do chức năng gan là mơi giải độc nên nhiều chất độc tập trung hết vào gan.
Vì thế, khi ăn gan lợn phải chế biến thật kỹ, tuyệt đối không ăn gan chưa chín, còn tái hoặc chưa qua chế biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.
Lưu ý: Khi chế biến gan cần ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.
Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Nấu nướng bằng lò vi sóng có an toàn cho sức khỏe? (24/3/2015)
- Lưu ý phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội (2/3/2015)
- Đề phòng ngộ độc thực phẩm (26/2/2015)
- 6 mẹo làm sạch nhanh hộp nhựa đựng thức ăn (26/2/2015)
- Kinh nghiệm chọn hoa quả ngon và an toàn dịp Tết (16/2/2015)
- Những cách lưu giữ, bảo quản thực phẩm trong ngày Tết (12/2/2015)
- Cách nhận biết giò chả an toàn ngày Tết (9/2/2015)
- 7 cách khử thuốc trừ sâu trong rau quả (9/2/2015)
- Những người tuyệt đối không nên ăn lẩu (6/2/2015)
- 5 hiểu lầm và sự thật về sử dụng lò vi sóng trong nấu nướng (6/2/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều