Top 4 thực phẩm càng ăn nhiều càng có hại cho sức khỏe bạn
Cập nhật: 28/4/2014 | 8:04:38 AM
Có những thực phẩm nếu càng ăn, uống nhiều sẽ càng gây ảnh hưởng tiêu cực và có hại cho sức khỏe của bạn.
Thực phẩm là một nguồn thức ăn không thể thiếu của con người. Và hầu như ai cũng biết rằng với bất kì loại thực phẩm nào, ăn nhiều sẽ đều không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những thực phẩm nếu càng ăn, uống nhiều sẽ càng gây ảnh hưởng tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là 4 thực phẩm sức hàng đầu thực sự rất có hại cho bạn nếu ăn nhiều
1. Nước trái cây
Các loại nước ép trái cây bạn tìm thấy ở siêu thị không phải lúc nào cũng như những gì chúng được quảng cáo. Loại nước trái cây này hầu như chỉ chứa nước, hóa chất tạo hương vị nhân tạo và đường.
Ngay cả khi bạn uống nước ép trái cây thực sự thì nó cũng không hẳng là tốt. Nước ép trái cây tự nhiên mặc dù có chứa một chút vitamin nhưng nó lại không chứa chất xơ mà lại nhiều đường.
Ăn quá nhiều đường có liên quan đến tất cả các loại bệnh như béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác...
Giải pháp: Hầu hết các loại nước trái cây có chứa cùng một lượng đường dễ tiêu hóa như nước ngọt không đường ngọt. Cách tốt nhất là nên ăn trái cây cả quả để thay thế.
Ảnh minh họa
2. Nước uống thể thao
Loại đồ uống này được sản xuất dành cho các vận động viên vừa hoàn thành một buổi tập cường độ cao và đổ nhiều mồ hôi, cùng với cạn kiệt glycogen trong cơ thể. Vì lý do này, nước uống thể thao bao gồm:
Nước - để bổ sung chất lỏng bị mất.
Điện giải - để bổ sung chất điện giải như natri đã bị mất qua mồ hôi.
Đường - bởi vì các vận động viên cần năng lượng sau khi tập luyện cường độ cao.
Tuy nhiên, chỉ trừ khi bạn đã tập luyện rất căng thẳng thì mới cần bổ sung điện giải. Vì nếu bình thường, uống nhiều đồ uống chứa điện giải có thể làm rối loạn điện giải trong cơ thể. Loại nước uống này còn chứa nhiều đường nên sẽ khôngtốt cho sức khỏe của bạn.
Giải pháp: Nếu không tập luyện siêu cường độ cao, bạn nên tránh đồ uống thể thao. Hãy uống nước lọc hàng ngày.
Ảnh minh họa
3. Thực phẩm không chứa Gluten
Nhiều người có thói quen tránh gluten trong chế độ ăn uống của mình. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và một số loại ngũ cốc khác. Gần một phần ba dân số Hoa Kỳ hiện đang muốn cắt giảm gluten. Các nhà sản xuất thực phẩm đã bắt kịp xu hướng và đã bắt đầu cung cấp tất cả các loại thực phẩm không chứa gluten.
Chỉ một số người bị bệnh Celiac và một số bệnh tự miễn như: tiểu đường type 1, Crohn, viêm loét ruột kết, viêm khớp… mới nên tránh thực phẩm chứa gluten vì chúng có thể ức chế sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Còn lại, không cần thiết phải loại bỏ triệt để gluten trong thực phẩm cho con người.
Tuy nhiên, các thực phẩm này gặp vấn đề ở chỗ không phải loại nào cũng tốt cho sức khỏe. Mặc dù gluten là một thành phần gây nguy hiểm với những người nhạy cảm với gluten nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò công nghệ của gluten trong chế biến nhiều loại thực phẩm thông dụng. Và việc tiêu thụ gluten với những cá nhân không nhạy cảm với gluten là không đáng lo ngại. Việc loại bỏ thành phần này ra khỏi chế độ ăn của bạn cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm hầu hết các thực phẩm công nghiệp chế biến một cách tự nhiên. Sự thay đổi này thường dẫn đến giảm cân dựa trên chế độ giảm cân lành mạnh, cân nặng sẽ dễ dàng giảm xuống theo thời gian.
Giải pháp: Không nên cắt bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn uống của bạn.
Ảnh minh họa
4. Bơ thực vật
Bơ thực vật chứa nhiều loại mỡ thực vật có gốc từ dầu, các loại thay thế bơ nhân tạo, và các loại bơ thực vật được nạp chất béo trans. Nếu bạn thay thế bơ bằng bơ thực vật trong thời gian dài có thể dẫn đến một nguy cơ gia tăng đáng kể tử vong do nhồi máu cơ tim. Trong thành phần của bơ thực vật thường có lượng chất béo chuyển hóa rất cao, có thể gây tổn thương mạch máu và thậm chí làm gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể.
Các loại bơ thực vật được chế biến với các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu hạnh nhân và dầu dừa - những thứ chứa nhiều chất béo bão hòa. Hơn nữa, thực phẩm này phải chế biến nhiều mà đây lại là yếu tố không tốt cho sức khỏe nên bạn không nên ăn nhiều bơ thực trong thời gian dài.
Giải pháp: Một sự lựa chọn khôn ngoan hơn là hạn chế bơ hoặc thử các loại dầu có lợi cho sức khỏe khác như dầu ô liu.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Những loại thực phẩm và đồ vật không thể cho vào lò vi sóng (28/4/2014)
- Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ đũa nhựa, đũa gỗ và đũa inox (23/4/2014)
- Dùng đồ nhựa đựng thực phẩm: coi chừng nguy hiểm sức khỏe (13/4/2014)
- Cách phát hiện thịt gà toi, thịt bò, thịt lợn bị nhiễm giun sán (13/4/2014)
- 5 thực phẩm giúp giải độc nên ăn thường xuyên (10/4/2014)
- Những loại thức ăn nào dễ bị nhiễm chì? (8/4/2014)
- 9 đối tượng tuyệt đối không nên ăn cua đồng (3/4/2014)
- Một số thực phẩm khó tiêu hóa bạn cần thận trọng khi ăn (3/4/2014)
- Cẩn trọng trước những độc chất trong thực phẩm (2/4/2014)
- Lưu ý khi ăn thịt tái sống (29/3/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều