4 điều về Covid-19 phụ nữ mang thai cần biết
Cập nhật: 26/8/2021 | 11:32:22 AM
Chưa có dữ liệu nào cho thấy tiêm vaccine phòng Covid-19 làm ảnh hưởng đến thai kỳ, vaccine giúp cả mẹ và thai nhi giảm nguy cơ biến chứng nếu mắc bệnh.
Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 đối mặt với những nguy cơ nào?
Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, như suy hô hấp nặng, phải hồi sức, thậm chí cần sử dụng ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Ngoài ra, họ còn có thể bị biến chứng lên thai kỳ, như tiền sản giật, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc phải sanh mổ thay vì đẻ thường qua ngả âm đạo.
Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên ưu tiên tiêm vaccine để bảo vệ sức khoẻ người mẹ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú cũng có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.
Tiêm vaccine ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai kỳ thế nào?
Vaccine phòng Covid-19 bắt đầu sử dụng trên thế giới từ tháng 12/2020, cho đến nay chưa tới một năm nên chưa có đủ các dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn về lâu dài của vaccine.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine như người bình thường. Hiện, chưa ghi nhận các nguy cơ, vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi sau khi tiêm vaccine so với người phụ nữ không mang thai.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ liên tục cập nhật dữ liệu về phụ nữ mang thai tiêm ngừa Covid-19 ở nước này (với số liệu nghiên cứu trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm vaccine Covid-19) để đánh giá ảnh hưởng của vaccine lên thai kỳ. Dựa trên số liệu liệu cập nhật mới nhất, ngày 11/8, CDC Mỹ kết luận vaccine Covid-19 an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Các nước trên thế giới hiện đều khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh. Phụ nữ mang thai cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.
Bộ Y tế cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 10/8, tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm, họ sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Thai phụ tiêm vaccine phòng Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC)
Covid-19 có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai?
Trong gần hai năm qua, chỉ vài trường hợp được báo cáo cho thấy virus có khả năng đi qua nhau thai, tuy nhiên rất hiếm gặp, nên chưa thể kết luận là virus gây Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hay sự liên quan giữa mắc Covid-19 và tình trạng sảy thai.
Hiện các nhà khoa cũng không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.
Làm gì để đảm bảo sức khỏe thai kỳ khi Covid-19 diễn biến phức tạp?
Thai phụ cần duy trì tất cả các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Nếu thai phụ thấy có những dấu hiệu nguy hiểm cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa, hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Khi đi, cần tuân thủ các biện pháp 5K để tránh nguy cơ lây bệnh.
Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về các mong muốn khi đi sinh, như cơ sở y tế và bệnh viện phù hợp, phương pháp sinh phù hợp, giảm đau sản khoa...
Đồng thời, thai phụ nên tiêm vaccine phòng Covid-19 theo quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam.
Trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này. Lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm...
Không may mắc Covid-19, thai phụ không nên hoảng sợ và tuân thủ điều trị Covid-19 theo phác đồ của bác sĩ. Đa số trường hợp thai kỳ vẫn có thể tiến triển bình thường và em bé sinh ra khỏe mạnh. Nếu có các triệu chứng nhiễm Covid-19 nặng trong thai kỳ, thai phụ cần được điều trị ở các cơ sở y tế phù hợp.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn tối cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt vách ốp hội trường (19/11/2024)
- Vì sao phải tiêm mũi 2 vaccine COVID-19? (25/8/2021)
- Cần rửa tay trong bao lâu để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19? (24/8/2021)
- Vắc xin Covid-19 phai dần theo thời gian như thế nào? (23/8/2021)
- Người đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19 như thế nào? (20/8/2021)
- COVID-19 phòng và chống: Các biện pháp giúp giảm nồng độ virus trong nhà (20/8/2021)
- Mẹo giúp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ phòng dịch Covid-19 (19/8/2021)
- Đi chợ, siêu thị mùa dịch như thế nào cho an toàn? (19/8/2021)
- Triệu chứng nhiễm biến thể Delta khác gì trước đây? (16/8/2021)
- Gây nên làn sóng dịch lớn chưa từng có, virus Delta nguy hiểm như thế nào? (16/8/2021)
- Túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà (16/8/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều