Các thói quen hàng ngày dễ khiến bạn bị điếc
Cập nhật: 12/10/2020 | 8:45:34 AM
Nhiều người thích đeo tai nghe nhạc suốt cả ngày, dùng tăm bông ngoáy tai…
Thính giác là một trong 5 giác quan của con người nhưng hay bị bỏ qua và đánh giá thấp. Phải đến khi tai nghe kém dần, người bệnh mới nhận ra giá trị của thính giác mang lại cho cuộc sống của mình.
Dưới đây là các thói quen xấu dẫn tới nguy cơ thính giác yếu dần theo thời gian:
Nghe nhạc âm lượng lớn trong thời gian dài
Ảnh minh họa: Picochip
Nghe nhạc là một thú vui vô hại, sở thích giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng tinh thần trong thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nghe nhạc lớn liên tục, đặc biệt là khi đeo tai nghe có thể gây hại cho tai.
Một số thiết bị thậm chí còn đưa ra cảnh báo khi bạn chỉnh cài đặt vượt quá 60% âm lượng vì nguy cơ mất thính giác.
Vệ sinh tai bằng bông ngoáy tai, ngón tay
Đây có lẽ là những hành động phổ biến và được coi là bình thường mà hầu như tất cả chúng ta đều làm. Tuy nhiên, bông ngoáy tai và dụng cụ vệ sinh không được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng xử lý có thể dẫn đến tích tụ ráy tai và gây mất thính giác.
Vi trùng cũng có thể truyền qua ngón tay không sạch sẽ vào tai dẫn đến nhiễm trùng.
Uống quá nhiều rượu và thuốc lá
Uống rượu và hút thuốc lá liên quan đến tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch, tác động tới thần kinh. Các bệnh này làm giảm lưu thông máu tới một số bộ phận của cơ thể, trong đó có tai, do các động mạch dày lên.
Lười vận động
Một người làm việc văn phòng dành khoảng 8 tiếng gắn với việc ngồi ở bàn làm việc của mình. Con số này còn cao đối với những người phải vượt qua chặng đường dài để tới công sở.
Lối sống ít vận động dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường và tăng huyết áp. Các bệnh đó có thể gây ra tổn thương dây thần kinh dẫn đến mất thính giác, đặc biệt là khi không có cách điều trị phù hợp.
Ăn những thực phẩm không lành mạnh
Ảnh minh họa: BT
Cuộc sống căng thẳng, bận rộn dễ khiến bạn lựa chọn những món ăn vặt bán sẵn. Chúng không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, chocolate chứa nhiều carbohydrate, đường và chất béo. Ăn quá nhiều thực phẩm béo và đường sẽ khiến vòng eo phát phì.
Trong khi đó, những món này lại không có các carbohydrate phức hợp, vitamin, chất béo tốt và khoáng chất như kali, magie... cần thiết cho chức năng thần kinh.
Thiếu quan tâm tới nhiễm trùng tai, mũi, họng, răng miệng
Vệ sinh kém, các yếu tố môi trường, thậm chí một số môn thể thao và sở thích có thể khiến một người dễ bị nhiễm trùng tai, mũi, họng và răng miệng.
Tình trạng nhiễm trùng kéo dài, dù nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến thính giác. Viêm xoang mạn tính, tai của người bơi lội, những cơn đau răng dai dẳng hoặc thậm chí cảm lạnh, ho cũng có thể dẫn đến mất thính giác.
Các mẹo nhỏ giúp bạn có đôi tai thính
- Đi khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ gia đình để kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và tim của bạn.
- Hãy đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần hoặc bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu mất thính lực.
- Hai mươi phút tập thể dục thường xuyên (yoga, chạy bộ, đi bộ nhanh) kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có trái cây, rau và chất béo lành mạnh từ sữa, cá và các loại hạt sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể.
- Giảm uống rượu và hút thuốc lá.
- Nghe nhạc ở âm lượng thấp hơn.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 5 việc tuyệt đối không làm sau 21h để bảo vệ sức khỏe (10/10/2020)
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Khi nào nghi ngờ mắc COVID-19? (6/10/2020)
- Các mối nguy với sức khỏe ngay trong nhà của bạn (5/10/2020)
- Các triệu chứng gây bất ngờ của ung thư phổi (2/10/2020)
- Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất (28/9/2020)
- Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả (17/9/2020)
- Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc học sinh cần làm để phòng chống COVID-19 (7/9/2020)
- Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết (4/9/2020)
- Covid-19: Điều gì xảy ra bên trong cơ thể? (31/8/2020)
- Chúng ta thực sự biết những gì về nguy cơ tái nhiễm Covid-19? (27/8/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều