Nhìn nhận về tầm quan trọng của hệ miễn dịch sau đại dịch COVID-19
Cập nhật: 21/6/2020 | 9:26:59 AM
Việc xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rộng đang trở thành mối đe dọa đến sức khỏe, đời sống tâm lý, tinh thần và sức khỏe một cách nghiêm trọng. Có một thực tế không thể phủ nhận trong những tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 như một “cơn lốc đen” tấn công toàn bộ thế giới, suy giảm chức năng hệ hô hấp và cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trên thế giới. Qua thực tế đó, chúng ta mới nhận thức một cách nghiêm túc nhất về tầm quan trọng của hệ miễn dịch trong trận chiến chống lại virus COVID-19.
Vậy cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là gì?
Mỗi chúng ta đều có một “ngân hàng kháng thể” trong lần đầu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch lúc này có trách nhiệm “ghi nhớ” và hình thành cơ chế chống lại chúng trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch, chúng ta cần hiểu cơ chế hoạt động của nó:
Ảnh minh hoạ |
Bước 1: Khi virus xâm nhập cơ thể, các thực bào lao đến tấn công virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Sau đó các thực bào dồn về các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.
Bước 2: Vì số lượng thực bào hạn chế không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Lý do là vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần.
Bước 3: Thông tin virus được tế bào tua chuyển về các hạch để tế bào lympho B và T phân tích và chọn ra kháng thể. Khi tìm được kháng thể phù hợp thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể. Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác.
Bước 4: Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể tạo ngay ra kháng thể chống lại mà không phải chờ lâu..
Qua tìm hiểu về cơ chế, chúng ta đã có thể hiểu hệ miễn dịch thực sự có vai trò quan trọng như thế nào, nó vừa là tạo hàng rào bảo vệ cũng như tiêu diệt các virus đang từng giây tìm cách tấn công vào trong cơ thể
Yếu tố quyết định nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả
Nâng cao hệ miễn dịch hay tăng cường sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất. Dịch bệnh xảy ra lại là một liệu pháp giúp người dân nhìn nhận được ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Hiểu được giá trị như vậy thì mọi người cũng nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn bao giờ hết.
Trang bị kiến thức
Ảnh minh hoạ |
Việc tự trang bị kiến thức giúp bạn tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Hiểu biết về cơ thể giúp bạn tự tin hơn, kiểm soát và thích ứng tốt với những căn bệnh của mình. Bạn có thể cập nhật các kiến thức về sức khỏe từ:
- Những người có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng
- Sách, báo, phương tiện truyền thông.
- Bác sĩ và các chuyên gia y tế.
- Các chương trình tọa đàm, tư vấn sức khỏe
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cơ thể nạp năng lượng mỗi ngày từ thức ăn, nhưng nếu không có kiến thức về thực phẩm sẽ rơi vào tình trạng “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”. Vì vậy chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, hạn chế sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia và tránh nhiễm khuẩn.
- Hạn chế các món nướng, chiên, xào, hạn chế rượu bia, chất kích thích và đồ cay nóng.
- Hạn chế thức ăn nhanh, nước ngọt và đồ uống có gas. Hạn chế ăn mặn và đồ uống nhiều muối.
- Nên ăn theo cách của người Nhật: dùng đồ tươi sống và tăng cường ăn cá.
- Trái cây: Nên sử dụng trước bữa ăn 10-20 phút.
Vận động khoa học
Luyện tập thể thao là điều không thể thiếu cho một cơ thể khỏe mạnh.
- Chọn lựa môn thể thao phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe của bản thân như chạy bộ, bơi lội,...
- Tập vừa sức và tăng dần cấp độ luyện tập để cơ thể thấy thoải mái, khỏe khoắn, tránh quá sức.
- Kiên trì luyện tập đều đặn, khoảng 30-40 phút luyện tập mỗi ngày và lựa chọn sáng sớm là thời gian luyện tập thích hợp nhất, tránh xa bữa ăn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Sút cân mất kiểm soát cảnh báo 4 bệnh nguy hiểm cần đi khám ngay (19/6/2020)
- Cuộc chiến với ung thư đã kéo dài 108 năm, vì sao chúng ta chưa thắng cuộc? (19/6/2020)
- Miễn dịch Covid-19 thực sự tồn tại trong bao lâu? (18/6/2020)
- Uống nước trước khi đi ngủ - Nên hay không? (17/6/2020)
- Lý do bạn không nên để cây xanh trong phòng ngủ (16/6/2020)
- Ung thư đến từ những thói quen sau bữa ăn mà bạn ít nghĩ tới (15/6/2020)
- Nhiều người bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư vòm họng (13/6/2020)
- Đánh thức cơ thể bằng việc uống nước (7/6/2020)
- Virus corona thay đổi não của bệnh nhân như thế nào? (1/6/2020)
- Virus Zika gây nguy hiểm như thế nào khi truyền từ mẹ sang con? (27/5/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều