Những điều nên biết về bệnh chuột rút
Cập nhật: 19/9/2011 | 4:58:32 PM
Bị chuột rút không chỉ làm chúng ta đau đớn, trong một số trường hợp còn gây nguy hiểm đến tính mạng như khi đi bơi.
Vì sao lại bị chuột rút?
Vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai,... là những nhóm người hay bị chuột rút nhất. Tập luyện thể lực với cường độ cao, vươn người thư giãn không đúng tư thế, cơ thể thiếu nước hoặc thiếu muối khoáng,... là những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.
Bị chuột rút: khi nào cần đi khám bác sỹ?
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sỹ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch.
Có thể phòng được bệnh chuột rút?
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn giản như sau:
- Uống đủ 1,5 lít nước/ngày, tốt nhất là chọn nước khoáng giầu muối khoáng.
- Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, mage hay canxi.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê.
- Vận động viên thể thao cần tuân thủ nghiêm ngặt các động tác khởi động trước khi vào bài tập.
- Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.
Có thể điều trị được khỏi hẳn bệnh chuột rút?
Khi đã bị chuột rút, bạn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bệnh chuột rút bằng các phương pháp đơn giản sau đây:
- Dùng thực phẩm chức năng để tăng cường nguyên tố vi lượng (magê, kali,...) để giảm đau.
- Đi chân đất trên nền đất lạnh (nền đá hoa,...)
- Tắm nước lạnh, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bắp chân lên phía trên. Cuối cùng, dùng nước nóng để tắm giúp thư giãn cơ.
- Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.
- Khi đi ngủ, hãy làm động tác như bạn đang đạp xe đạp.
Làm gì khi bị chuột rút?
Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau:
- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên.
- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 giây.
- Tiếp theo, mát xa phần cơ bị chuột rút. Cần mát xa phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. Tốt nhất nên làm động tác này 1-2 lần/ngày để phòng chuột rút.
(Nguồn: Theo Sante)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Thời tiết thay đổi: Dễ mắc bệnh cảm cúm (17/9/2011)
- 10 lợi ích cho sức khỏe của sữa chua (17/9/2011)
- Bốn cách tăng cường hệ miễn dịch (14/9/2011)
- Điện thoại di động liệu có gây ra ung thư não? (14/9/2011)
- Trị sốt xuất huyết bằng dược thảo (12/9/2011)
- Mắc lại sốt xuất huyết, bệnh sẽ nặng hơn lần đầu (12/9/2011)
- Rước họa vì muốn làm đẹp thay đổi vẫn mệnh (11/9/2011)
- Cảnh giác với bệnh khi đi du lịch (6/9/2011)
- Bỏ bữa sáng dễ mắc bệnh ung thư (6/9/2011)
- Đau bụng có thể là dấu hiệu của gan nhiễm mỡ (27/8/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều