Viêm mũi dị ứng – Nguyên nhân, điều trị, cách phân biệt và phòng tránh
Cập nhật: 28/10/2021 | 8:07:47 AM
Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa.
Viêm mũi dị ứng là một trong các tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc.
Dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và sinh hoạt thường ngày. Với trẻ nhỏ có thể gây ăn uống kém, lười bú, ngủ kém, học không tập trung .
Với đặc điểm khí hậu của Việt Nam, mùa đông thì khô lạnh; mùa xuân thì mưa phùn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển; mùa xuân và mùa hè là thời điểm đơm hoa, phát tán phấn hoa của nhiều loài thực vật.
Thời tiết khô lạnh, nấm mốc, phấn hoa đều là những tác nhân gây bệnh dị ứng. Không khí ô nhiễm ở các thành phố lớn cũng góp phần không nhỏ khiến bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Tuy vậy, người dân nước ta hầu như không có ý thức phòng ngừa và khá thờ ơ với chứng bệnh này.
1- Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), có khoảng 10-30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng thường được chia thành các dạng bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.
2- Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng thông thường của người mắc viêm mũi dị ứng gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi; đỏ mắt, chảy nước mắt; hắt xì liên tục; có thể cảm thấy tức ngực, khó thở; mệt mỏi; sợ ánh sáng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kèm theo khóc nhiều do khó chịu; lười bú, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi.
Các triệu chứng diễn ra trong khoảnh khắc hoặc kéo dài vài ngày đến cả tuần rồi tự biến mất. Tuy không đặc biệt nghiêm trọng nhưng các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, nhất là việc ăn, ngủ của trẻ nhỏ.
3- Nguyên nhân bệnh viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng nhưng nó lại gây viêm mũi dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng (nhạy cảm); tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng; người bị hen suyễn, chàm có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.
Các yếu tố gây bệnh viêm mũi dị ứng khác còn bao gồm:
- Các yếu tố gây dị ứng trong nhà: Bụi; lông chó mèo; lông vải từ quần áo, chăn mền; nước hoa, mỹ phẩm; sữa tắm, xà phòng, nước xả vải; mùi thức ăn, nấm mốc…
- Các yếu gây dị ứng trong không khí: Phấn hoa; lông sâu, bướm; bụi lúa trong mùa gặt; khói, bụi; mùi rác thải, gió, không khí lạnh, mưa…
- Các yếu tố gây dị ứng liên quan đến nghề nghiệp: Bụi phấn ở trường học; hóa chất trong các nhà máy; sợi vải trong các xưởng may; lông động vật trong các lò giết mổ; khói hương nhang trong các đền chùa; bụi xi măng trong các nhà máy vật liệu; bụi gỗ trong các xưởng mộc…
- Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi nên chứng bệnh này rất dễ tái phát. Người có hệ miễn dịch tốt thì các triệu chứng thường giảm nhẹ hơn.
Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ diễn ra ở một vài khoảnh khắc trong ngày, không ảnh hưởng đến việc ăn, uống, sinh hoạt và giấc ngủ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
4- Biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Bác sĩ có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng người bệnh thường gặp phải, cộng với yếu tố nghề nghiệp, thời tiết, tiền sử bệnh của gia đình để chẩn đoán.
Đối với các trường hợp cần xem xét kỹ hơn, bác sĩ có thể cho người bệnh làm xét nghiệm để kiểm tra độ châm chích da bằng cách bôi một số chất lên da để xem cơ thể người bệnh phản ứng với từng chất như thế nào. Nếu dị ứng với một chất nào đó, da của người bệnh sẽ xuất hiện dị ứng với một vết đỏ, có thể kèm sưng tấy.
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ (RAST) phát hiện kháng thể IgE có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng. RAST đo lượng kháng thể immunoglobulin E đối với các chất gây dị ứng cụ thể trong máu của người bệnh.
5- Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có gây nguy hiểm không? Viêm mũi dị ứng không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như niêm mạc mũi thoái hóa, phù nề gây nghẹt mũi; các cuốn mũi bị quá phát xen với những polyp; viêm loét vùng tiền đình mũi; viêm họng, viêm phế quản do nghẹt mũi phải thở bằng miệng; viêm xoang; nhiễm trùng tai; đau đầu.
Đối với biến chứng viêm phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời. Viêm phế quản có thể lan xuống phổi gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
6- Khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ diễn ra ở một vài khoảnh khắc trong ngày, không ảnh hưởng đến việc ăn, uống, sinh hoạt và giấc ngủ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
Nếu các triệu chứng diễn ra lâu dài và lặp lại liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc ăn, ngủ, sinh hoạt, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh việc bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng này thì cần đến bệnh viện ngay lập tức: Nghẹt, sưng và đau nhức hốc mũi; viêm họng, ho nhiều và sốt; trẻ bú/ăn kém hoặc bỏ ăn/bú; trẻ quấy khóc liên tục, sụt cân, mất ngủ; dị ứng nặng đến mức phù nề, thở khó…
7- Điều trị viêm mũi dị ứng
Để chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách như:
- Thuốc điều trị: Dùng các loại thuốc kháng histamin (theo chỉ định của bác sĩ).
- Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi: Dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong thời gian ngắn (theo chỉ định của bác sĩ).
- Liệu pháp miễn dịch: Những mũi tiêm dị ứng sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch với các chất gây dị ứng cụ thể theo thời gian (bác sĩ tiêm tại bệnh viện).
- Các biện pháp khắc phục tại nhà: Phụ thuộc vào chất gây dị ứng. Nếu bị dị ứng theo mùa hoặc phấn hoa, người bệnh nên tránh xa những nơi có nhiều cây cối; dùng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí dạng hạt giúp bạn kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu bạn bị dị ứng với bụi, mạt nhà; hãy giặt tấm trải giường và chăn mền bằng nước nóng trên 55 độ C; đeo khẩu trang khi làm việc nếu bị dị ứng với các tác nhân ở nơi làm việc…
8- Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, người dân nên:
- Tăng cường miễn dịch: Khi miễn dịch yếu, cơ thể rất dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi dị ứng.
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Khi biết bản thân bị dị ứng với chất gì, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chất đó. Đeo khẩu trang trong vùng có nguy cơ xuất hiện các chất gây dị ứng là biện pháp phòng vệ tốt cho người bệnh.
- Bảo vệ tai mũi họng: Tai mũi họng là một hệ thống thông với nhau, nên bảo vệ vùng tai và họng tốt sẽ giúp mũi khỏe mạnh để giảm bớt nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn.
9- Phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
Viêm mũi thông thường do virus, vi khuẩn từ các mầm bệnh như cảm, cúm, các bệnh liên quan đến tai mũi họng bị biến chứng gây ra. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng không do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân dị ứng gây ra, chủ yếu là phấn hoa, lông động vật, lông sâu bướm, khói bụi, hóa chất.
Viêm mũi thông thường do virus, vi khuẩn từ các mầm bệnh như cảm, cúm, các bệnh liên quan đến tai mũi họng bị biến chứng gây ra.
10- Câu hỏi liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng
Trong quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa, chúng tôi thường nhận được những thắc mắc của người bệnh về chứng viêm mũi dị ứng. Chúng tôi xin được giải đáp một vài thắc mắc thường gặp, cụ thể như sau:
10.1. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng chỉ chữa khỏi hoàn toàn khi không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, do đó chỉ có thể điều trị làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi khi bệnh nhân khởi phát bệnh. Phòng ngừa bằng cách xịt rửa mũi mỗi ngày và tránh tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng.
10. 2. Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp. Khi người mẹ nghẹt mũi, khó thở dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, miễn dịch suy giảm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cơ thể người mẹ không khỏe chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ.
10. 3. Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là một bệnh tự phát do cơ thể quá nhạy cảm với một yếu tố gây dị ứng nào đó. Do đó, đây không phải là bệnh lây nhiễm.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính do các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường gây ra. Bệnh này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Do đó, người dân nên chủ động tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây dị ứng, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Mức độ nguy hiểm của biến thể họ hàng với Delta xuất hiện ở 28 nước (25/10/2021)
- Chứng mất khứu giác, vị giác ở bệnh nhân COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị? (22/10/2021)
- Biến thể AY.4.2 có nguy cơ dễ lây lan hơn Delta đã xuất hiện tại Mỹ (21/10/2021)
- Israel phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ của chủng Delta (20/10/2021)
- Yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19 (19/10/2021)
- Tiêm vắc xin cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý gì? (19/10/2021)
- Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 cho trẻ em (15/10/2021)
- Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 rất quan trọng, đây là lý do (14/10/2021)
- Nguy cơ trở nặng của người nhiễm biến thể Delta so với chủng gốc (14/10/2021)
- Tiêm vaccine để phòng tránh bệnh cảm cúm trong thời điểm giao mùa (13/10/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều