7 dạng đau bụng đáng ngờ!
Cập nhật: 31/1/2018 | 7:54:59 AM
Tất cả chúng ta đều bị đau bụng vào một số thời điểm nào đó. Đôi khi bạn có thể bỏ qua nó nhưng đôi lúc nó lại là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đi khám ngay.
Ngôi sao phim "Parenthood" Monica Potter đã chia sẻ trên Instagram tuần trước về tình trạng viêm đại tràng của mình. “Tôi đã bị viêm đại tràng gần 2 năm qua và đôi khi bệnh bùng phát, khiến tôi rất đau đớn và khổ sở. Vì vậy hãy dành thời gian đi khám”.
Vậy làm thế nào để biết triệu chứng đau bụng nào cần phải đến phòng khám?
TS. Stephen Hanauer, chuyên gia y tế và GĐ TT Tiêu hóa, ĐH Northwestern, cho biết: “Hầu hết những trường hợp không có kèm các biểu hiện dưới đây sẽ khôg cần phải đến viện”:
1. Đau đột ngột hoặc dữ dội
Đặc biệt nếu tình trạng ngày càng xấu đi thì đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa hay bàng quang.
2. Đau kèm theo buồn nôn hay nôn vọt
Triệu chứng này nếu kèm thêm máu thì rất đáng báo động, nó chứng tỏ hệ tiêu hóa đang có vấn đề nghiêm trọng như chảy máu ở vết loét dạ dày, thực quản hay tắc ruột.
Nhưng nếu triệu chứng này kèm các biểu hiện cúm, đau họng thì không cần phải lo lắng.
3. Đau nặng lên khi hệ tiêu hóa phải làm việc
Đây có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng, viêm tyuj hay ung thư tuyến tụy.
4. Đau đến mức làm bạn thức dậy giữa đêm
Khi bạn ngủ, hệ tiêu hóa cũng nghỉ ngơi. Não cũng thường tắt các tín hiệu đau trong khi chúng ta ngủ. Do đó, nếu cơn đau đột ngột đánh thức chúng ta dậy thì hẳn là do viêm túy mật hay sỏi mật đang di chuyển đến chỗ quá hẹp.
5. Đau bụng kèm sốt
Đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa hay tắc ruột.
6. Đau tăng lên khi ăn
Đây có thể là dấu hiệu của 1 vết loét. Viêm đại tràng và bệnh Crohn thường nặng lên trong khoảng 1 tiếng sau ăn.
7. Đau dai dẳng
Đây có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng hay sỏi thận. Ngoài ra, tình trạng đau dai dẳng nên nghĩ tới viêm tụy hay ung thư.
Vị trí của cơn đau cũng cung cấp cho bạn một đầu mối về những bộ phận trong cơ thể có vấn đề.
Với các bệnh ở tụy, cơn đau sẽ xuất hiện ở thượng vị, lan ra sau.
Đau bụng trên có thể là do 1 vết loét.
Đau ở bụng dưới có thể là viêm đại tràng hay tắc ruột.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát (30/1/2018)
- 8 bước sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết (18/1/2018)
- Hạch sưng, đau có phải trọng bệnh? (13/1/2018)
- Ứng phó với chứng ngạt tắc mũi mùa đông - xuân (2/1/2018)
- Phòng viêm khớp dạng thấp mùa lạnh (27/12/2017)
- 6 dấu hiệu cảnh báo gan đang đầy chất độc (22/12/2017)
- Tràn khí màng phổi, nguyên nhân và cách điều trị (15/12/2017)
- Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản (15/12/2017)
- Phòng viêm da cơ địa mùa lạnh (13/12/2017)
- Nhận biết dấu hiệu thoái hóa cột sống (13/12/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều