15 thực phẩm phòng ngừa ung thư và tim mạch
Cập nhật: 4/1/2016 | 1:49:56 PM
Thực phẩm có thể ngừa bệnh ung thư và tim mạch? Đừng ngạc nhiên như vậy, vì đó là sự thực. Xin giới thiệu 15 thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình.
Thực phẩm có thể ngừa bệnh ung thư và tim mạch? Đừng ngạc nhiên như vậy, vì đó là sự thực. Xin giới thiệu 15 thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình.
Bơ: Rất giàu vitamin A và kali – một khoáng chất giúp điều chỉnh huyết áp, nên quả bơ là phương thuốc quý trong việc phòng tránh các bệnh về rối loạn tuần hoàn máu như đột quỵ, đau tim hay cao huyết áp.
Một số thực phẩm tốt cho tim mạch. |
Cá: Rất tốt cho tim vì chứa nhiều omega-3, làm giảm triệu chứng cao huyết áp, giảm xơ vữa động mạch và ngăn chặn hình thành cục máu đông. Dầu cá có tác dụng chống viêm nhờ tác động trực tiếp trên hệ miễn dịch, chống lại ung thư vú và ung thư đại tràng, cũng như làm giảm di căn của tế bào ung thư.
Cà chua: Vitamin A, C và lycophene của cà chua giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày. Cà chua còn có tác dụng làm giảm huyết áp, ngăn ngừa sự xơ cứng ở các động mạch - một trong những nhân tố nguy hiểm của bệnh động mạch vành ở tim và đột quỵ.
Củ cải: Với hàm lượng vitamin A và C khá cao, cùng với một số loại men đặc biệt có khả năng phân hủy nitrosamine-một chất gây ung thư thường có trong một số loại thức ăn, củ cải giúp phòng chống ung thư khá hữu hiệu.
Đỗ: Các loại đỗ đều rất ít cholesterol, nhiều chất xơ và giàu chất đạm có khả năng giảm cholesterol “xấu” LDL và làm tăng cholesterol “tốt” HDL, giảm triglyceride nên cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch.
Gạo nếp cẩm: Nếp cẩm, đặc biệt là cám gạo chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
Hành tây: ăn nhiều hành tây giúp giảm 88% nguy cơ ung thư họng và ung thư tuyến tiền liệt 71%. Hành tây cũng rất tốt cho tim vì làm giảm cholesterol và hạ huyết áp.
Khoai lang: chứa nhiều chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và nhiều chất xơ, có hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ăn khoai lang mỗi ngày làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới 22% và giảm rủi ro đột quỵ 40-70%.
Mộc nhĩ đen: Có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
Ớt: Chất capsaicin trong ớt có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng của cơ thể hòa tan máu đông, chống lại viêm nhiễm. Capsaicin làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí làm chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào xung quanh.
Sữa chua: Có hoạt tính chống virut và chống ung thư nhờ kích thích kháng thể.
Súp lơ xanh: Ngoài tác dụng hạ huyết áp, điều hòa đường huyết, ngăn ngừa đục thủy tinh thể... súp lơ xanh còn được coi là sát thủ số 1 của vi khuẩn H.pylori gây loét và ung thư dạ dày do trong súp lơ xanh có một hợp chất đặc biệt có chứa sulphur có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn này.
Táo: Rất giàu vitamin C cùng với hàng loạt các hợp chất chống ôxy hóa khác, táo giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ruột bằng cách ngăn chặn sự hư tổn ở các DNA. Hàm lượng chất xơ trong táo rất có lợi cho việc giảm cân và kiểm soát mức cholesterol. Nếu ăn hai quả táo lớn mỗi ngày, mức cholesterol có thể giảm tới 16%.
Tỏi: Chế độ ăn có tỏi giúp giảm ung thư đại tràng, phòng ngừa ung thư thực quản, ức chế ung thư vú. Ăn mỗi ngày một hoặc hai tép tỏi sẽ làm giảm triglyceride 13-25%, giảm huyết áp, cholesterol và máu đông.
Trà: Chứa nhiều catechin nên có tác dụng chống ung thư. Trà còn làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim do làm giảm huyết áp và cholesterol máu, làm giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn; ngăn tiểu cầu kết cụm và tan cục máu, ngừa xơ vữa động mạch.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Chế độ ăn cho bà mẹ sau sinh (21/12/2015)
- 3 điều cực quan trọng những người giảm cân hiệu quả luôn thuộc lòng (10/12/2015)
- Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng (9/12/2015)
- Mẹo tính khẩu phần ăn cực chuẩn mà đơn giản (5/12/2015)
- Dầu-mỡ và sức khỏe trẻ em (3/12/2015)
- 7 loại dưỡng chất cơ thể thường thiếu (27/11/2015)
- Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ (26/11/2015)
- Các loại thực phẩm không nên ăn khi đói (23/11/2015)
- Ăn chay đúng sách mới hay! (15/11/2015)
- 10 thực phẩm không nên bỏ qua khi chuyển mùa (2/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều