Cảnh báo mới nhất: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước quả!
Cập nhật: 23/5/2017 | 8:55:34 AM
Cho tới nay, các chuyên gia đều nói rằng trẻ nên nếm thử các đồ uống ngọt từ 6 tháng tuổi. Nhưng khuyến nghị mới của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ được công bố vào thứ Hai (22/5) đã cảnh báo cha mẹ có con dưới 1 tuổi về thứ đồ uống tưởng như là lành mạnh này.
Trong khi quả tươi có chứa nhiều chất xơ và vitamin, nước ép quả chủ yếu là đường và hương vị trái cây - những thành phần có thể khiến đường huyết tăng vọt, kích hoạt tình trạng béo phì sau này.
Theo đó, các chuyên gia nhi khoa hàng đầu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cha mẹ chỉ cho trẻ uống nước quả ép nếu bác sĩ “kê toa” để điều trị táo bón, đầy hơi… và ngay cả như vậy cũng không nên cho trẻ uống nước quả nguyên chất.
Trước đó, khuyến nghị của AAP từ năm 2006 nêu rõ trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không dùng nước trái cây; trên 6 tháng tuổi có thể uống 150 g nước quả mỗi ngày và có thể uống lượng gấp đôi khi từ 7 trở lên.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay đã có hàng loạt các nghiên cứu về nước quả như là một trong những “nghi phạm” gây gia tăng tỉ lệ béo phì và nguy cơ bệnh răng miệng. Và mặc dù chưa thể xác định được mối liên quan rõ ràng về tình trạng béo phì ở trẻ trên 6 tuổi nhưng trong khuyến nghị mới này, AAP đề nghị:
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả tươi thay vì uống nước quả. Và chỉ nên cho trẻ 1-3 tuổi uống tối đa 100 g nước quả/ngày, 100-150g với trẻ 4-6 tuổi và tối đa là 220 g với trẻ trên 7 tuổi.
- Không nên cho nước trái cây vào bình bú để trẻ ngậm kéo dài và cũng không nên cho uống trước giờ ngủ.
- Những gia đình có trẻ nhỏ bị sâu răng nên trao đổi với bác sĩ về thói quen uống nước quả của trẻ để tìm giải pháp ngăn ngừa.
- Còn nước trắng và sữa chính là nguồn chất lỏng chính trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
TS Steven Abrams, Chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cho biết các bậc phụ huynh thường cảm thấy hài lòng khi trẻ uống đủ lượng nước quả mỗi ngày. Nhưng quả thực, nước ép trái cây không có vai trò dinh dưỡng gì đối với trẻ trong năm đầu đời.
Đăng tải trên APP, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ nêu rõ: Mục đích của khuyến cáo này là nhằm giảm lượng nước quả, đặc biệt ở trẻ nhỏ, đồng thời đảm bảo “nạp” đủ trái cây.
Bởi mặc dù nước ép trái cây cung cấp vitamin C (nước cam) và canxxi, vitamin D (trong các sản phẩm nước quả bổ sung) nhưng nó lại thiếu chất xơ và các protein quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm nước ép đắt tiền dành riêng cho trẻ sơ sinh cũng không có giá trị gì về dinh dưỡng, cũng như kiểm soát chứng tiêu chảy, mà hơn thế còn có thể làm gia tăng tình trạng hạ natri máu.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh (22/5/2017)
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận (18/5/2017)
- Rau sống hay nấu chín tốt hơn? (18/5/2017)
- Những thực phẩm không nên kết hợp với sữa (14/5/2017)
- 5 triệu chứng thiếu vitamin biểu hiện rõ trên khuôn mặt (9/5/2017)
- Những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ (5/5/2017)
- Chế độ dinh dưỡng trong mùa nóng (3/5/2017)
- Sự thật về chế độ ăn uống và bệnh ung thư (3/5/2017)
- Cách tự tổ chức tiệc tại nhà dịp nghỉ Lễ vui vẻ, ngon miệng (29/4/2017)
- Các nhà khoa học phát hiện chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân ung thư giúp kéo dài sự sống (26/4/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều