Nhiều fructose gây rối loạn chuyển hóa
Cập nhật: 15/8/2012 | 9:44:18 AM
Chế độ ăn nhiều fructose có thể góp phần gây hội chứng chuyển hóa - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học California, Davis đã nghiên cứu sự tác động của việc hấp thu fructose hoặc glucose ở 32 nam giới và nữ giới cao tuổi, thừa cân hoặc béo phì. Những người tham gia được dùng đồ uống chứa chất làm ngọt glucose hoặc fructose, cung cấp 25% nhu cầu năng lượng trong 10 tuần.
Hấp thu fructose, nhưng không hấp thu glucose, đã tác động đến các thông số khác nhau liên quan đến hội chứng chuyển hóa, bao gồm tăng nồng độ a-xít uric (được biết là cao hơn ở người bị hội chứng chuyển hóa). Ngoài ra, hấp thu fructose làm tăng hoạt động của GGT (một chỉ báo của rối loạn chức năng gan) và sản sinh protein RBP-4 – liên quan với tăng kháng insulin.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sự tác động của hấp thu glucose hoặc fructose lên nồng độ RBP-4.
Thiết kế nghiên cứu này gồm 3 giai đoạn, giai đoạn lúc bắt đầu bệnh nhân nội trú 2 tuần, giai đoạn can thiệp bệnh nhân ngoại trú 8 tuần và giai đoạn can thiệp nội trú 2 tuần. Thu thập máu lúc đói và 24 giờ được thực hiện lúc bắt đầu nghiên cứu và sau 10 tuần can thiệp để đánh giá nồng độ a-xít uric huyết thanh và các hoạt động của men gan.
Kết quả đầu tiên của nghiên cứu cho thấy thể tích mỡ tạng (mỡ trong khoang bụng) đã tăng rõ rệt chỉ ở những người hấp thu fructose, cùng với tăng một số lipid và giảm độ nhạy của insulin, mặc dù cả hai nhóm đều có biểu hiện tăng cân như nhau.
Glucose và fructose đều là đường đơn. Glucose và fructose nguyên chất được dùng để làm ngọt đồ uống trong nghiên cứu này và không thấy trong tự nhiên. Phần lớn trái cây và mật ong chứa lượng glucose, fructose và sucrose tương đương.
Các ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, bắp ngô, lúa mạch chứa một lượng lớn glucose (và một chút fructose). Nước ép trái cây có nồng độ các dạng đường này cao hơn, nhưng trái cây và rau lại chứa chất xơ và các thành phần có lợi khác.
(Nguồn: tienphong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Dinh dưỡng cho người bị mất ngủ (14/8/2012)
- 2 Loại vitamin ngăn ngừa ung thư hiệu quả (14/8/2012)
- 7 loại thực phẩm tăng năng lượng mà không tăng cân (14/8/2012)
- 3 món ngon dưỡng dạ dày (13/8/2012)
- 7 quy tắc ăn uống khỏe mạnh (12/8/2012)
- Hiểu đúng về chất xơ (11/8/2012)
- Những điều không thể bỏ qua khi ăn trứng (10/8/2012)
- Bảy loại tinh dầu có lợi cho sức khỏe (10/8/2012)
- Dinh dưỡng hợp lý cần thiết cho bệnh nhân ung thư (9/8/2012)
- Ăn trứng vịt lộn sao cho bổ? (9/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều