Dinh dưỡng hợp lý cần thiết cho bệnh nhân ung thư
Cập nhật: 9/8/2012 | 4:08:09 PM
Ngày nay khoa học phát triển đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của thực phẩm, các chất dinh dưỡng đến bệnh ung thư. Tuy những kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng cũng mở ra sự gợi ý về phòng và tránh ung thư từ dinh dưỡng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư
Với những kiến thức về y học hiện nay, ta được biết bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gien và các tác nhân bên ngoài, và chúng có thể được phân loại như sau:
Tác nhân vật lý gây ung thư: Tia cực tím (UV), tia phóng xạ…
Tác nhân hóa học khói: Thuốc lá, các chất bảo quản, các chất nhuộm màu,các chất diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, asen, sắt, a-mi-ăng…
Tác nhân sinh học: Nhiễm virus viêm gan B, C; virus HPV; vi khuẩn Helicobacter Pylori và vật ký sinh Schistosomes; ngộ độc thực phẩm do các độc tố mycotoxin như aflatoxin
Hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư phổi và gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác.
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cũng xếp 19 chất vào danh mục các chất có khả năng gây ung thư.
Danh sách 19 chất có khả năng gây ung thư gồm:
1. Chì và các hợp chất chì
2. Indium phosphide: dùng trong ngành điện tử sản xuất tivi màn hình phẳng
3. Cobalt với cacbua vonfram: chế tạo kim loại nặng
4. Titanium dioxide: trong ngành mỹ phẩm
5. Khói hàn
6. Sợi gốm chịu nhiệt
7. Khí thải Diesel
8. Carbon đen: trong ngành chế tạo mực viết9. Styrene-7 ,8-oxide và styrene: trong khói thuốc lá, gỗ
10. Propylene oxide: chế tạo chất dẻo, gây tổn hại ADN
11. Formaldehyde: tăng tỷ lệ mắc ung thư máu
12. Acetaldehyde: một dạng dung môi
13. Dichloromethane, methylene chloride (DCM): dung môi được dùng để tẩy sơn, chất nhờn
14. Trichloroethylene (TCE): dùng để tẩy nhờn kim loại
15. Tetrachloroethylene (perc, tetra, PCE): hóa chất làm sạch
16. Cloroform: trong nước uống được khử trùng bằng clor
17. Polychlorinated biphenyls (PCBs): hóa chất làm ô nhiễm không khí
18. Di (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP): dùng trong các sản phẩm nhựa vinyl và mỹ phẩm
19. Atrazine: hóa chất diệt cỏ
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với bệnh nhân ung thư
Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng người ta vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư, tái phát ung thư và có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Chế độ ăn uống từ nguồn thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau quả và trái cây tươi cũng là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đã có những khuyến cáo về việc 1 số đồ hộp, nước uống đóng lon, đóng chai có cồn, các chất bảo quản, dư lượng hoóc môn và chất bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép là những tác nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không chỉ phụ thuộc vào chủng loại mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng trọt , chăm bón, chế biến và bảo quản chúng.
Các nhà khoa học tại khoa Y của trường Đại học Harvard đã theo dõi hơn 90.000 phụ nữ ở độ tuổi 26-49 từ năm 1991 tới 2003. Cứ 4 năm một lần, nhóm nghiên cứu hỏi những người tham gia về thói quen ăn uống và tất cả những bệnh mà họ mắc phải trong thời gian đó.
Tới năm 2003, hơn 1.000 người trong số đó bị ung thư vú. Các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ ăn thịt đỏ ở mức bình quân 150 g mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao gần gấp đôi những người chỉ dùng 300 g mỗi tuần hoặc ít hơn.
Eunyoung Cho, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng chính hoóc môn hoặc những hợp chất có tác dụng giống như hoóc môn là tác nhân kích thích sự phát triển của ung thư vú, thông qua cơ chế gắn các thụ thể hoóc môn vào các khối u.
Muốn nâng cao chất lượng điều trị, phòng ngừa tái phát, di căn, không chỉ hoàn toàn dựa vào phẫu thuật, hóa, xạ trị ở bệnh viện mà còn cần điều trị hỗ trợ nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống và sử dụng thảo dược hợp lý . Tuy nhiên tùy từng loại bệnh, từng giai đoạn và sức khỏe của mỗi người bệnh để đưa ra biện pháp phù hợp.
(Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Ăn trứng vịt lộn sao cho bổ? (9/8/2012)
- Ăn uống để chống lão hóa vào mùa thu (9/8/2012)
- Rau xanh có thể tiêu diệt gen gây ung thư (8/8/2012)
- Thực phẩm giúp da trẻ mãi không già (7/8/2012)
- Vì sao sinh viên không nên nhịn ăn sáng? (7/8/2012)
- 3 loại thực phẩm nên ăn nhất trong bữa tối (6/8/2012)
- Chất béo: công và tội (6/8/2012)
- Cần bao nhiêu muối để đẩy lùi chất béo? (5/8/2012)
- Ăn mặn tăng nguy cơ sỏi thận, loãng xương (5/8/2012)
- Thực phẩm chức năng: tốt nhưng không chữa được bệnh (4/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều