Top 5 thực phẩm "ngon ở miệng, hại toàn thân", ai cũng nên hạn chế ăn nhiều
Cập nhật: 10/1/2017 | 7:55:58 PM
Ăn uống sai cách cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 5 loại thực phẩm sau đây là thiếu lành mạnh, bạn nên cân nhắc nếu ăn nhiều.
Để không bị phạm vào lời dặn xưa rằng "bệnh từ miệng mà ra, họa cũng từ miệng mà đến" chúng ta có thể thay đổi điều gì để có sức khỏe tốt?
Ăn uống là việc diễn ra hàng ngày, nhưng có người nhờ ăn mà khỏe mạnh, cũng có người vì ăn mà ốm bệnh. Sự khác biệt đó chính là phương pháp ăn uống có khoa học hay không.
Vậy ăn uống thế nào là tốt cho sức khỏe, làm sao để vượt qua cảm giác "thèm" những món ăn hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật đang bày bán tràn lan?
5 món ăn sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyến cáo nên hạn chế ăn, nếu ăn càng nhiều, càng tổn thọ.
1. Thực phẩm chiên rán
Tất cả các món ăn khi dùng một lượng lớn dầu mỡ để làm chín đều có lượng calo cao, nhiều chất béo, oxy hóa, ăn nhiều dẫn đến tăng cân, tăng lipid máu và bệnh tim mạch vành.
Khi chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu mỡ nóng khiến thức ăn dễ bị cháy tạo ra rất nhiều chất gây ung thư.
Vì vậy, ăn thực phẩm chiên rán quá nhiều là nguyên nhân gây bệnh ung thư, khiến tuổi thọ giảm đi chỉ vì ăn uống.
Tất cả các món ăn khi dùng một lượng lớn dầu mỡ để làm chín đều có lượng calo cao, nhiều chất béo, oxy hóa, ăn nhiều dẫn đến tăng cân, tăng lipid máu và bệnh tim mạch vành.
Khi chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu mỡ nóng khiến thức ăn dễ bị cháy tạo ra rất nhiều chất gây ung thư.
Vì vậy, ăn thực phẩm chiên rán quá nhiều là nguyên nhân gây bệnh ung thư, khiến tuổi thọ giảm đi chỉ vì ăn uống.
2. Thực phẩm thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn thường chứa nitrit, có nguy cơ gây ra ung thư. Trong nhiều món thịt chế biến sẵn được thêm các phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu hóa học… làm tăng gánh nặng cho gan, gây hại gan một cách nhanh chóng.
Đa số các bệnh nhân có các triệu chứng bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa hoặc gan thận đều ít nhiều xuất phát từ nguyên nhân ăn uống thiếu lành mạnh.
3. Thực phẩm chứa quá nhiều chất béo
Những thực phẩm chế biến sẵn có thể bảo quản dài ngày như bánh quy, bánh ngọt, dầu ăn, các món làm từ bột rồi để khô, trong thời gian bảo quản rất dễ dàng sản sinh ra chất béo lipid peroxide.
Ăn nhiều những món này, chất lipid peroxide sẽ phá hủy hệ thống axit và vitamin trong cơ thể, làm cho các cơ quan trên cơ thể nhanh chóng bị lão hóa, yếu đi và giảm chức năng vốn có của nó.
4. Thực phẩm đóng hộp
Nhiều người tin rằng thực phẩm đóng hộp cũng có giá trị dinh dưỡng như khi còn đang tươi sống. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Các chuyên gia cho rằng thực phẩm khi trải qua quy trình chế biến để đóng hộp đã mất đi 1 lượng không nhỏ các loại vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí có nhiều món đã mất chất hoàn toàn.
Không những thế, một số loại trái cây khi chế biến đóng hộp sẽ phải sử dụng đến chất bảo quản, nước và một lượng lớn đường khiến cho độ ngọt tăng cao.
Ăn uống nhiều đồ ngọt sẽ đưa lượng đường lớn vào cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng lên, tụy phải làm việc "nặng nhọc" hơn.
Thực phẩm đóng hộp có thêm dầu mỡ, năng lượng nhiều hơn gây ra béo phì, thừa cân, ảnh hưởng lớn đến vóc dáng và sức khỏe các cơ quan bên trong cơ thể.
5. Các món ăn lên men
Hầu hết các thực phẩm muối chua, mặn thường phải sử dụng một lượng giấm hoặc muối lớn hơn bình thường.
Nếu thường xuyên ăn một lượng lớn món muối chua sẽ dẫn đến hàm lượng natri quá nhiều, làm tăng gánh nặng cho thận, gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đường tiêu hóa, phát triển các vết loét và viêm dạ dày, ruột.
Đặc biệt đối với phụ nữ, khi ăn nhiều món ăn ngâm hoặc muối chua, sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa một cách nhanh chóng.
Đồ muối chua rất hấp dẫn nhưng không nên ăn nhiều (Ảnh minh họa)
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cách cho trẻ ăn Tết đủ dinh dưỡng cha mẹ cần biết (7/1/2017)
- 12 loại thực phẩm bác sĩ khuyên dùng để phòng tránh bệnh (4/1/2017)
- Cách lựa chọn mỗi loại rau phù hợp cho từng loại lẩu (4/1/2017)
- Nguy hại kinh hoàng từ chế độ ăn kiêng ít muối (26/12/2016)
- 8 thực phẩm người mắc bệnh thận cần kiêng (20/12/2016)
- Thực phẩm có lợi cho người huyết áp thấp (13/12/2016)
- Cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ (11/12/2016)
- Ăn chay thế nào để tốt cho sức khỏe? (6/12/2016)
- 8 dấu hiệu tiềm ẩn cho biết bạn đang thiếu vitamin (3/12/2016)
- Vì sao không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh? (1/12/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều