Bệnh dễ mắc khi trời giá lạnh
Cập nhật: 22/1/2014 | 7:32:58 PM
Những ngày gần đây thời tiết ở nước ta luôn thay đổi, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều ngày đã có tuyết (Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn), ở một số tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đêm nhiệt độ cũng đã giảm xuống dưới mức bình thường. Điều này tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng làm gia tăng bệnh tật như bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nhức khớp…
Người cao tuổi dễ mắc bệnh gì trong mùa rét?
Khi trời lạnh, NCT thường mắc hoặc tái phát nhiều bệnh:
Bệnh đường hô hấp (ho, rát họng, chảy nước mũi, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), nhất là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với NCT có sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm. Do đó, khi bệnh đã nặng gây không ít khó khăn cho việc điều trị. Thêm vào đó, do giá rét, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, đóng kín các cửa (do lạnh) cũng là những yếu tố thuận lợi cho bệnh hô hấp phát triển, đặc biệt ở NCT.
Người cao tuổi cần giữ ấm trong mùa đông để phòng bệnh.
Bệnh tim mạch: Song song với các bệnh về hô hấp thì bệnh tim mạch cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó đáng lưu ý là bệnh tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kịch phát rất dễ gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Bệnh xương khớp: Thời tiết giá lạnh, với NCT thì các bệnh về xương khớp cũng luôn luôn rình rập đối với họ, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Chính thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, các bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt mỗi khi mùa lạnh đến cũng hành hạ NCT làm cho ăn không ngon, ngủ không yên. Bên cạnh đó, ở nam giới khi bị bệnh tiền liệt tuyến càng lạnh càng đi tiểu, nhất là ban đêm gây nhiều phiền toái cho họ.
Cần làm gì để phòng bệnh ở NCT trong mùa đông?
Để phòng bệnh mùa lạnh thì NCT cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nếu cần thiết ra khỏi nhà phải mặc quần áo thật ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá. Ở trong phòng có thể sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Ở miền núi và nông thôn có thể dùng than củi nhưng phải sưởi ở phòng thoáng gió tránh ứ đọng khói, khí độc và với gia đình có điều kiện thì nên dùng lò sưởi điện hoặc điều hòa. Ở thành thị nếu có điều kiện thì sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện hoặc bằng điều hòa nhiệt độ, tránh dùng than tổ ong để sưởi rất dễ bị ngộ độc bởi khí CO. Thời tiết lạnh giá nhưng NCT cũng có thể tắm, rửa bằng nước nóng trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Trường hợp có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn thì những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế nước muối nhạt). Trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. Người bị bệnh tăng huyết áp cần hết sức tránh lạnh đột ngột, nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm. Thường tai biến đột quỵ, nhồi máu cơ tim dễ xảy ra khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy, khi tỉnh giấc nên nằm yên, thở đều khoảng 5 phút sau đó mới bỏ chăn ra và ngồi dậy từ từ. Ngay lúc đó cần mặc ấm và chưa nên ra khỏi nhà vội. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang, bệnh về tim mạch. Cần ăn, uống đủ nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Người già cẩn trọng bệnh viêm phổi mùa lạnh (21/1/2014)
- Các nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi (15/1/2014)
- Những điều người cao tuổi cần lưu ý khi trời lạnh (9/1/2014)
- Người già nên tập thể dục muộn (2/1/2014)
- Phòng đau nhức khớp mùa lạnh ở người cao tuổi (30/12/2013)
- Cảnh giác với viêm phổi khi trời rét (24/12/2013)
- Chọn giày dép ở người già (22/12/2013)
- Chơi nhạc cụ giúp bộ não khỏe mạnh khi về già (18/12/2013)
- Ðể sống lâu trăm tuổi... (16/12/2013)
- Tiểu ra máu ở người cao tuổi: Coi chừng trọng bệnh! (9/12/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều