Tuổi cao chưa hẳn đã già
Cập nhật: 10/3/2012 | 8:04:18 PM
Bao nhiêu tuổi được gọi là già và vì sao có người tuổi cao mà vẫn duy trì được sự dẻo dai, cường tráng, tinh thần vui vẻ, lạc quan như người còn trẻ?
Đây là nội dung được bàn luận tại hội thảo chuyên đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, do nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent (thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk) tổ chức tại TPHCM ngày 7-3, với sự tham gia của BS Đỗ Hồng Ngọc, nguyên giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TPHCM; TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cùng trên 100 thành viên là những hội viên của Hội Người cao tuổi.
Tuổi của một người thường được tính theo số năm người ấy đã sống. Tuy nhiên, đây là cách tính chưa phản ánh đầy đủ một người đã già hay chưa. Khoa học đã chứng minh 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của 6 yếu tố:
- Khắc chế yếu tố di truyền (di truyền tạo cho mỗi người có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó từng bị. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng mức những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại thì có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này)
- Tập thể dục, thể thao đều đặn; tinh thần luôn được kích thích (do sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn suy nghĩ, tìm tòi); có tập quán dinh dưỡng tốt
- Sống có ý nghĩa (ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm để nâng cao giá trị của chính mình)
- Biết phòng ngừa bệnh tật.
Và như vậy, tuổi của một người cần phải được tính theo tuổi thời gian (số năm đã sống), tuổi thể chất (tình trạng sức khỏe), tuổi xã hội (mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, các công tác thiện nguyện), tuổi tâm lý (khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ).
Chính vì vậy, tuổi cao chưa hẳn đã già. Một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian) nhưng nếu có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội) và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý) thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50):4 = 65. Nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách nghĩ thông thường.
Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh nhấn mạnh rằng người có tuổi cao thường gặp những nguy cơ như loãng xương, tim mạch, cholesterol cao… Đây chính là các nguyên nhân dẫn đến những biến cố như té ngã, đột quỵ nguy hiểm. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh chính là phương châm quan trọng để bảo vệ sức khỏe thể chất, bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với hoạt động thể dục, rèn luyện thân thể phù hợp.
BS Đỗ Hồng Ngọc thì khuyên những người tuổi cao mà vẫn có các sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú thì sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những phát hiện thú vị về lão hóa (8/3/2012)
- Lời khuyên dinh dưỡng cho người cao tuổi (6/3/2012)
- Người già cần khám bệnh trĩ sớm (25/2/2012)
- Tìm hiễu về chứng lẫn ở người già (20/2/2012)
- Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi (12/2/2012)
- Giải pháp giữ sức khỏe cho người cao tuổi (5/2/2012)
- Cách phòng tránh đau lưng ở người già (3/2/2012)
- Cảnh giác cơn thiếu máu não thoáng qua (31/1/2012)
- Chăm sóc bậc cao niên (30/1/2012)
- Thực đơn tránh táo bón ngày Tết cho ông bà (18/1/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều