Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

30 cách giúp bé khỏe từ trong bụng mẹ

Cập nhật: 24/5/2012 | 7:30:53 PM

Phụ nữ mang thai được khuyên là nên tránh rượu và khói thuốc lá để giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, còn rất nhiều lời khuyên hữu ích khác từ bác sĩ giúp thai nhi mạnh khỏe ngay trong bụng mẹ:

1. Mẹ nên ra ngoài trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thai kỳ làm tăng hấp thu magiê cho bào thai. Magiê là chất cần cho sự phát triển mô, chuyển hóa canxi và phốtpho, giúp bé có hệ xương, răng chắc khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Ngủ nghiêng bên trái là tốt hơn cả

Tư thế này cho phép lưu lượng máu tối đa lưu thông tới bào thai. Nếu mẹ nằm ngửa sẽ gây nhiều áp lực cho bé; đồng thời, hạn chế lưu lượng máu tới tim của mẹ, khiến mẹ bị chóng mặt.
 
3. Không nhịn tiểu

Đừng cố nín nếu bạn đang “buồn”. Nhịn tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, trường hợp nặng có thể gây sinh non.
 



4. Cẩn thận với kem chống lão hóa

Nhiều sản phẩm dưỡng da có chứa lượng vitamin A hoặc liên quan tới hóa chất Retinol có liên quan tới dị tật bào thai, nếu dùng với liều cao.

5. Nhận biết sự chuyển động của bé

Nếu bé di chuyển ít hơn thường lệ hoặc ngừng chuyển động thì bạn nên đi khám ngay. Bạn có thể cần học cách ghi chép số chuyển động của bé, thường là 10 cử động trong một khoảng thời gian để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.

6. Đi khám nha khoa

Nhiều phụ nữ mang thai bị bệnh viêm răng lợi, có liên quan tới sinh non. Do đó, nếu cần thì bạn phải đi khám nha khoa nhưng nên nói với bác sĩ về tình trạng thai nghén của bạn.

7. Tránh ký sinh trùng

Đất và phân của mèo có thể mang bệnh toxoplasmosis, chứa ký sinh trùng gây mù lòa và tổn thương não thai nhi. Nên mang găng tay dày hoặc nhờ người khác làm nhiệm vụ dọn dường, dọn dẹp rác và chăm mèo.

8. Nói chuyện với... bụng bầu

Các nhà khoa học chứng minh rằng, em bé có kích thích với âm thanh và biết liên lạc ngay cả khi bé chưa chào đời. Nói chuyện với bé trong bụng giúp bé cải thiện thị giác, thính giác, phát triển ngôn ngữ và vận động, tăng sự tự tin và thậm chí làm bé ngủ ngon hơn.
 
9. Hãy hỏi mẹ của bạn

Hỏi mẹ bạn về những lần mang thai của bà. Nếu mẹ bạn từng bị tiền sản giật hay tiểu đường thì bạn có thể bị nguy cơ ấy. Do đó, hãy trao đổi thêm với bác sĩ của bạn.

10. Ăn cá chứa dầu

Cá chứa dầu gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ... Chất dầu của cá quan trọng phát triển não, mắt cho bào thai và làm giảm nguy cơ sinh non. Nên ăn khoảng 2 phần cá mỗi tuần.

11. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tuy hiêm nhưng có thể gây thai lưu hoặc tử vong ở bé sơ sinh. Bạn có thể đề nghị bác sĩ để được làm xét nghiệm này.

12. Xem xét nơi làm việc

Môi trường làm việc có thể ảnh hưởng tới thai nhi và người mẹ. Do đó, khi mang bầu, bạn cần làm việc trong môi trường không chứa các nguy cơ có hại.

13. Tắm nước ấm

Ngâm trong bồn nước nóng có thể gây ra các bất thường cho thai nhi, đặc biệt là hệ thống thần kinh. Chưa kể, khi tắm nước quá nóng còn làm bạn thấy nóng, tăng mồ hôi, chóng mặt và bị đỏ da.

14. Đừng quên axit folic

Mẹ bổ sung đủ axit folic sẽ giúp bé tránh được khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống và giảm nguy cơ bé sơ sinh nhẹ cân. Bé sinh nhẹ cân dễ bị bệnh hô hấp, tiểu đường. Do đó, nên bổ sung 400mcg axit folic từ khi muốn thụ thai tới khi kết thúc tuần 12 của thai kỳ. Một chế độ giàu axit folic gồm bánh mỳ, ngũ cốc, sữa bổ sung 
axit folic, rau lá màu xanh...

15. Ăn cho hai người không phải ăn gấp đôi

Lượng kalo chỉ nên tăng 15% khi mang thai (thêm 200-300 kalo/ngày) nhưng thai nhi cần nhu cầu đa dạng về vitamin và chất khoáng. Vì thế, thai phụ nên ăn đa dạng và lành mạnh hơn.
 
16. Tập thể dục
 
Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai. Luyện tập giúp tăng lưu lượng máu, mang lại lợi ích tăng trưởng cho bé.
 

 
17. Thắt dây an toàn khi ngồi xe hơi

Nếu không thắt dây an toàn, bụng bầu có thể bị va chạm khi xe phanh gấp hay gặp sự cố. Dây đeo nên được vòng bên dưới bụng bầu, sát phía đùi mẹ, chứ không phải vắt trên bụng bầu vì nó có thể làm tổn thương bào thai nếu chẳng may xe gặp tai nạn.
18. Sử dụng sữa chua và sữa chua uống như Yakult

Sản phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ mà có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nó giúp giảm nguy cơ eczema cho bé.

19. Suy nghĩ tích cực

Nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng, những người mẹ suy nghĩ lạc quan giúp sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn. Nếu bạn có một ngày tồi tệ thì nên thư giãn với bồn tắm, massage hoặc đơn giản là hít thở sâu.

20. Ăn rau xanh, trứng, thịt đỏ, hoa quả sấy khô và lúa mì

Tất cả những thực phẩm trên đều chứa sắt, cần thiết tạo máu cho mẹ và bé, giúp hoàn thiện các cơ quan của bé. Song song với đó, bạn nên uống nước cam vì vitamin C giúp tăng hấp thu sắt tới 4 lần.

21. Tuyệt đối nói không với đồ uống chứa cồn

Mẹ uống rượu làm bé có chỉ số IQ thấp và các rối nhiễu hành vi.
 
22. Thận trọng với lạc

Các nghiên cứu gợi ý rằng, nếu mẹ hoặc bố (hay bất kỳ ai trong nhà bạn bị chàm, hen hoặc dị ứng) thì ăn lạc khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cho bé. Tất cả các loại hạt khác là an toàn vì giàu protein.

23. Tránh khói thuốc lá 

Khói thuốc lá có thể chứa hàng trăm nghìn chất độc hại, gaya ung thư hoặc trọng lượng sơ sinh thấp. Vì thế, thai phụ nên cách ly khỏi bầu không khí có khói thuốc.

24. Uống đủ nước

Ít nhất là 2 lit mỗi ngày. Bạn cần đủ nước để đáp ứng nguồn chất lỏng do nước ối và khối lượng máu tăng. Nhờ thế, chất dinh dưỡng và oxy mới được bơm qua nhau thai, vào bào thai.

25. Tiền sử bệnh tật của mẹ

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay bệnh nào khác thì nên nói cho bác sĩ khám thai biết. Bác sĩ sẽ đề mắt tới tất cả những gì có thể gây hại cho bào thai.

26. Không tự ý dùng thuốc

Theo một nghiên cứu của Đại học Bristol, 39% người mẹ tự ý dùng thuốc có liên quan tới thai chết lưu, sảy thai hoặc bất thường thai nhi. Vì thế, cần luôn hỏi bác sĩ trước khi bạn dùng thuốc, cho dù là thuốc cảm sốt thông thường hay viên bổ sung.

27. Ăn thực phẩm giàu vitamin E

Các loại hạt, rau lá xanh, dầu thực vật... nhiều vitamin E, làm cho bé ít bị hen, dị ứng, chàm hay các bệnh khác.
 



28. Hạn chế caffein

Tiêu thụ nhiều caffein có liên quan tới sảy thai, trọng lượng sơ sinh nhẹ cân. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm đề nghị, tối đa mỗi ngày thai phụ không được dùng quá 
200mg caffein.

29. Dùng viên bổ sung theo chỉ dẫn

Theo thống kê, có khoảng 40% phụ nữ ăn uống thiếu chất trước mang thai, nghĩa là khi họ thụ thai thì họ cũng đã bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, các viên bổ sung (sắt, canxi, magiê, vitamin...) theo chỉ dẫn của bác sĩ được dùng cho thai phụ là rất hữu ích. Để tối đa hóa sự hấp thu của cơ thể với vitamin và chất khoáng thì bạn nên 
dùng viên bổ sung sau bữa ăn.

30. Đi khám ngay nếu có bất ổn

Nếu có gì đó bất thường khiến bạn lo ngại thì bạn nên đi khám thai ngay.

(Nguồn: afamily.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014