Bí quyết giúp bé ngủ ngon giấc
Cập nhật: 8/7/2012 | 8:07:29 PM
Trẻ lớn lên trong giấc ngủ. Vì vậy, một giấc ngủ sâu chất lượng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Đưa bé vào giấc ngủ mỗi tối không phải là việc đơn giản, nhất là bé mới biết đi. Làm thế nào để trẻ đi ngủ đúng giờ mà không cần bố mẹ phải dỗ dành, nịnh nọt hay thậm chí dọa nạt? Một vào mẹo sau đây có thể giúp bé yêu của bạn ngoan ngoãn đi ngủ.
1. Lên lịch ăn uống, chơi đùa cho bé
Đồng hồ sinh học của bé sử dụng các "cây kim" khác nhau để bảo đảm đúng giờ: sự biến đổi giữa ngày và đêm, giờ ngủ, giờ ăn, giờ tắm và cả giờ chơi. Điều quan trọng là tất cả phải đều đặn, kể cả trong những dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Bằng không, "nhịp thời gian"của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn.
2. Tạo cảm giác yên tâm cho bé
Khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị xa rời khỏi người mẹ. Một bài hát hoặc một câu chuyện ngắn trước khi ngủ sẽ giúp bé làm quen với một giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.
3. Thời gian ngủ ngày phù hợp
Ngủ ngày quá nhiều sẽ khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ vào ban đêm. Chính vì thế, đừng dại để trẻ ngủ 'thả phanh' ban ngày để đến tối trằn trọc không yên.
Dưới đây là bảng hướng dẫn thời gian ngủ trung bình mỗi ngày cho trẻ từ 2 - 8 tuổi:
Độ tuổi | Thời gian ngủ đêm | Thời gian ngủ ngày | Trung bình một ngày |
2 | 10.5h - 12.5h | 1h - 3h | 11.5h - 15.5h |
3 | 10.5h - 12.5h | 1h - 3h | 11h - 14h |
4 | 10h - 12h | 0 - 2.5h | 10h - 13h |
5 | 10h - 12h | 0 - 2.5h | 10h - 12.5h |
6 | 10h - 11.5h | Có hoặc không | 10h - 11.5h |
7 | 9.5h - 11.5h | Có hoặc không | 9.5h - 11.5h |
8 | 9.5h - 11.5h | Có hoặc không | 9.5h - 11.5h |
Lưu ý: Thời gian ngủ ban ngày và ban đêm của bé không nhất thiết lúc nào cũng theo bảng trên, bé ngủ nhiều hơn vào ban ngày có thể ngủ ít lại vào ban đêm, và ngược lại.
4. Cho bé tắm nước nóng
Bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể cho bé một cách từ từ, bạn sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Trong khi tắm cho bé, bạn có thể cùng bé chơi đồ chơi để thư giãn.
5. Tránh những kích động trước khi ngủ
Buổi tối lúc gần đi ngủ nhiệt độ cơ thể con người nói chung bắt đầu giảm xuống. Có nhiều yếu tố khác nhau làm thời gian giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại, do vậy, sẽ dẫn đến những khó khăn cho giấc ngủ. Những trò chơi vận động diễn ra quá khuya hoặc một chấn động tâm lý: hình ảnh bạo lực, kinh dị gây kinh hãi trên ti vi, cãi vã tại bàn ăn... tất cả, tuyệt đối cần phải được tránh.
6. Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh
Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho giấc ngủ của trẻ không sâu và dễ thức giấc.
(Nguồn: eva.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cảnh giác bệnh đường tiết niệu ở trẻ (8/7/2012)
- Trẻ nhỏ dễ nhiễm tiêu chảy cấp do Rotavirus (6/7/2012)
- Nước có gaz gây ra tính hung hăng ở trẻ (6/7/2012)
- Thời gian ngủ thích hợp cho trẻ (5/7/2012)
- Giải pháp an toàn cho trẻ với mạng Internet (5/7/2012)
- Lưu ý khi trẻ bị hăm tã (4/7/2012)
- Thời điểm lý tưởng cho trẻ học bơi (4/7/2012)
- Giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh (4/7/2012)
- Phòng tránh tai nạn ngã ở trẻ (3/7/2012)
- Cách chăm sóc trẻ em trong mùa nóng (3/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều