Cách chăm sóc trẻ em trong mùa nóng
Cập nhật: 3/7/2012 | 2:02:24 PM
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thì mọi nhu cầu của bản thân đều phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi với thời tiết tốt hơn, ít bị bệnh hơn và phát triển thể chất tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý các bậc cha mẹ về những điều nên và không nên khi chăm sóc trẻ trong mùa nắng nóng.
Nên:
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
- Chọn kiểu quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt.
- Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.
Mùa hè nên tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.Ảnh: MH |
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
- Tắm cho bé thường xuyên mỗi ngày 1 lần.
Duy trì chế độ ăn bình thường: Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước do nóng nực, đặc biệt là uống những loại nước ngọt có ga, dễ làm cho bé “no” giả tạo, gây tình trạng biếng ăn, ăn kém. Mặt khác, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó cha mẹ cần giữ đúng nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh trong khẩu phần ăn của bé.
Không nên:
- Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
- Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,…
- Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách… Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Hình phạt bạo lực làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở trẻ (3/7/2012)
- Hù dọa cũng có thể gây tử vong (2/7/2012)
- 4 sự thật về dinh dưỡng cho bé (2/7/2012)
- Cho trẻ tập ngồi quá sớm không có lợi (1/7/2012)
- Những trường hợp không nên tắm cho trẻ (29/6/2012)
- Trẻ dễ dị ứng với chất kháng khuẩn và chất bảo quản (29/6/2012)
- Coi chừng co giật do say nắng ở trẻ (29/6/2012)
- Những ích lợi của việc cho trẻ tắm không khí (28/6/2012)
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ (28/6/2012)
- Sơ cứu tại nhà khi trẻ nuốt nhầm thuốc (27/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều