Hù dọa cũng có thể gây tử vong
Cập nhật: 2/7/2012 | 10:04:48 AM
Một tòa án ở Mỹ đã từng xử phạt một bị cáo phạm tội “giết người cấp độ 1” do đã làm một nạn nhân hoảng sợ đến nỗi phải tử vong.
Số là sau khi cướp ngân hàng và bị rượt đuổi, bị cáo chạy vào nhà một người dân. Chủ nhà sợ quá, ngã lăn ra chết dù chưa bị tên cướp chạm vào người.
Những trường hợp này chúng ta thường gọi là “đứng tim”. Cơ thể chúng ta có một cơ chế bảo vệ tự nhiên nhằm đáp ứng với stress, gọi là đáp ứng “chiến đấu hay trốn chạy”. Người mô tả cơ chế này là bác sĩ Walter Cannon, Trưởng Bộ môn Sinh lý học của Đại học Harvard, Mỹ, từ năm 1906-1942.
Ảnh minh họa
Theo đó, người và động vật nếu đối mặt với những tình huống gây lo âu, hoảng sợ thì hệ thần kinh tự trị sẽ đáp ứng bằng cách tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp, giãn đồng tử, chậm quá trình tiêu hóa... nhằm đáp ứng với stress.
Lúc này, hệ thần kinh tự trị sẽ sử dụng hormone adrenaline - là một chất dẫn truyền thần kinh để truyền tín hiệu tới các bộ phận trong cơ thể nhằm kích hoạt cho đáp ứng “chiến đấu hay trốn chạy”. Để đáp ứng nhu cầu, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất adrenalin. Tuy nhiên, quá nhiều adrenalin thì chúng sẽ biến thành chất độc gây tổn hại nội tạng như phổi, thận, gan... làm cho nạn nhân “chết dần chết mòn”; khi gây tổn hại cho tim thì sẽ dễ gây ra đột tử.
Quá nhiều adrenaline sẽ làm cho các kênh calcium ở màng tế bào tim mở ra. Lúc này, ion calcium xâm nhập tế bào làm tim co thắt, đến một mức độ nào đó thì chúng ồ ạt thâm nhập khiến tim không có thời gian “thư giãn”, gây nhịp tim bất thường. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) gọi đây là đau tim do stress.
Đau tim do stress có thể gây tử vong bất ngờ. Không riêng gì trạng thái hoảng hốt mà bất cứ sự vui mừng thái quá hoặc buồn đau thái quá nào cũng đều có thể gây đột tử (đã có nhiều trường hợp tử vong trong lúc giao hoan hoặc trong đam mê tột đỉnh về một niềm tin tôn giáo). Một nghiên cứu được thực hiện tại CHLB Đức cho thấy sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại thành phố New York (Mỹ), số cư dân ở đây tử vong do ngưng tim tăng lên rất nhiều lần.
Để tránh đột tử do “đứng tim”, các thầy thuốc khuyên chúng ta không nên đùa giỡn thái quá, không chơi trò nhát ma, không hù dọa người từ phía sau (nhất là với các bà mẹ đang mang thai và trẻ con); khi xem bóng đá, nếu có tiền sử tim mạch thì không xem đá phạt luân lưu 11 m.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 4 sự thật về dinh dưỡng cho bé (2/7/2012)
- Cho trẻ tập ngồi quá sớm không có lợi (1/7/2012)
- Những trường hợp không nên tắm cho trẻ (29/6/2012)
- Trẻ dễ dị ứng với chất kháng khuẩn và chất bảo quản (29/6/2012)
- Coi chừng co giật do say nắng ở trẻ (29/6/2012)
- Những ích lợi của việc cho trẻ tắm không khí (28/6/2012)
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ (28/6/2012)
- Sơ cứu tại nhà khi trẻ nuốt nhầm thuốc (27/6/2012)
- Những việc không nên làm cho bé trong mùa hè (27/6/2012)
- Giải pháp hay trị con khó dạy (26/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều