Bổ sung thuốc canxi cho trẻ: Cẩn thận kẻo lãng phí và vô tác dụng
Cập nhật: 8/3/2012 | 1:29:32 PM
Trẻ sau 6 tháng tuổi thường được khuyến cáo uống bổ sung thuốc canxi để phòng ngừa thiếu hụt, đảm bảo quá trình phát triển xương cũng như răng. Song rất nhiều cha mẹ cho con uống canxi một cách tùy tiện, nên dù thuốc tây thuốc ta đủ loại nhưng trẻ vẫn còi xương, chậm mọc răng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhi khoa, lượng canxi cần thiết bổ sung mỗi ngày cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi là 300mg, từ 7-12 tháng tuổi là 400mg, 1-3 tuổi là 600mg, còn 4-11 tuổi là 800mg. Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, nếu bú mẹ hoàn toàn sẽ không cần bổ sung thêm canxi bên ngoài, vì lượng canxi trong sữa mẹ đã đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu canxi cao hơn nhằm phục vụ cho xương tăng trưởng, thì có thể bổ sung bằng sữa giàu canxi, chế phẩm từ sữa hoặc các thực phẩm khác như đậu nành và hải sản. Trong trường hợp cần thiết mới nên bổ sung thuốc canxi, song cũng phải chú ý đến lượng tối đa.
Nếu bổ sung canxi cho bé vào ban ngày, các chất oxalic acid và acid tannic có nhiều trong thức ăn dạng thực vật sẽ kết hợp với ion canxi để hình thành nên muối canxi không thể hòa tan, bài tiết trực tiếp ra ngoài qua chất thải mà không được cơ thể tận dụng một chút nào. Trong thức ăn dạng động vật thì lại chứa nhiều chất béo, khi kết hợp với ion canxi cũng sẽ đào thải ra ngoài. Chính vì vậy việc bổ sung canxi đồng thời với bữa ăn sẽ giảm thiểu khả năng hấp thụ.
Thời gian tốt nhất trong ngày để bổ sung canxi cho trẻ là trước khi đi ngủ. Lượng canxi được bổ sung vào trước giấc ngủ sẽ trở thành nguồn nguyên liệu đủ cung cấp cho quá trình trao đổi chất canxi ban đêm, tăng nồng độ canxi trong máu, giảm thiểu các nguy cơ bệnh tim mạch, hen suyễn, phổi... Bên cạnh đó, thời điểm xương hấp thu canxi tốt nhất và nhiều nhất chính là ban đêm. Trước khi đi ngủ, cho bé uống canxi dạng viên nén hoặc dung dịch kèm theo 1 cốc sữa, 1-2 chiếc bánh quy là cách bổ sung canxi tốt nhất đang được áp dụng trên thế giới hiện nay.
Ngoài ra, cũng không được bổ sung canxi lúc đói, vì canxi bổ sung qua đường miệng vẫn cần có acid dạ dày mới phân giải được thành các ion canxi để cơ thể hấp thụ, mà acid dạ dày chỉ tiết ra khi thức ăn được nhai trong khoang miệng. Khi bụng đói mà bổ sung canxi là một việc làm lãng phí và vô tác dụng.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân (6/3/2012)
- Chăm sóc trẻ mùa đông - xuân (4/3/2012)
- Phòng ngừa dị ứng cho trẻ bằng dinh dưỡng (25/2/2012)
- Phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ (23/2/2012)
- Mẹo nói ngọt để lọt tai con (22/2/2012)
- Mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch cho con (21/2/2012)
- Những thói quen cực kì nguy hại cho trẻ (20/2/2012)
- Tìm cách chữa “bệnh” biếng ăn ở trẻ nhỏ (20/2/2012)
- Cân nặng khi sinh giúp dự đoán sức khỏe ở tuổi 60 (13/2/2012)
- 5 cách giúp trẻ tăng cường trí nhớ (13/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều