Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ
Cập nhật: 13/1/2015 | 12:45:05 PM
Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ, bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến việc nhận biết rất khó khăn. Nhiều bậc phụ huynh chỉ đưa trẻ đến viện khi tình trạng bệnh đã nặng.
Những ngày qua, nhiệt độ ở miền Bắc giảm mạnh đã khiến cho nhiều trẻ phải đến bệnh viện khám do viêm đường hô hấp, viêm phổi… Trong đó, nhiều ca viêm phổi nặng phải nhập viện vì thời tiết lạnh kéo dài, sức đề kháng của trẻ yếu, dễ trở bệnh. Do vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách phòng bệnh và tuyệt đối không tự làm bác sĩ cho con. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo TS.BS Lê Hồng Hanh, phó trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng cha mẹ không đủ khả năng phát hiện sớm bệnh viêm phổi khiến trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng là khá phổ biến. Tại khoa Hô hấp, số lượng bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi luôn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.
Cũng theo TS Hanh, viêm phổi (còn gọi là viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện. Tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh lý hô hấp.
Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ
– Do virus: chiếm 60-70% các trường hợp thường gặp.
- Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.
- Hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phổi do thời tiết thay đổi. Ảnh minh họa
Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ
Thở nhanh: Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Có thể đếm nhịp thở cho trẻ trong một phút để đánh giá tình trạng bệnh cho trẻ (trẻ dưới 2 tháng tuổi : trên 60 lần, trẻ 2 – 12 tháng tuổi: trên 50 lần, trẻ 1-5 tuổi: trên 40 lần), trẻ 5 tuổi trở lên: trên 30 lần). Chú ý nên đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ.
Rút lõm lồng ngực: Rút lõm lồng ngực là biểu hiện của trẻ bị viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ còn mềm, khi thở bình thường hơi cũng có thể rút lõm. Trường hợp thấy rõ lõm sâu và dễ nhìn thấy, chắc chắn trẻ bị viêm phổi.
- Sốt cao và dai dẳng . Sốt cao thường do virus và vi khuẩn gây ra. Một số trẻ bị sốt cao kèm theo co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể trẻ đã bị viêm phổi.
– Tím tái. Đây là hiện tượng bỗng dưng cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím tái thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp, trường hợp này cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Đó là dấu hiệu của bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.
Khò khè : Khò khè cũng hay gặp ở trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng thường gặp ở trẻ bị hen, vậy nên cũng cần thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh tình cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện như phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích… cũng nên cảnh giác, tùy theo tuổi trẻ và độ nặng của bệnh mà những mức độ biểu hiện của bệnh ở mỗi trẻ là khác nhau.
Biện pháp phòng tránh viêm phổi ở trẻ
– Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: ăn đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng…
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ
- Cho trẻ bú sớm, kéo dài
- Tiêm chủng theo lịch
- Đặc biệt cần phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng để được điều trị kịp thời.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Lưu ý sức khỏe cho trẻ dịp Tết đến (13/1/2015)
- Trời trở lạnh, trẻ dễ viêm đường hô hấp trên (8/1/2015)
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ (7/1/2015)
- Sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do vi rút rota (6/1/2015)
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả men vi sinh ở trẻ em (3/1/2015)
- Bí quyết chăm sóc sức khỏe cả nhà mùa lạnh (29/12/2014)
- Mùa lạnh phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ (23/12/2014)
- Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ (18/12/2014)
- Giải mã thói quen mút tay ở trẻ (18/12/2014)
- Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng (9/12/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều