Cách xử tri lồng ruột cấp ở trẻ em
Cập nhật: 12/11/2015 | 7:37:20 AM
Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trường hợp phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong.
Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trường hợp phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ em, trong đó, trẻ dưới 24 tháng tuổi bụ bẫm chiếm đa số.
Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột
Trẻ bị đau bụng từng cơn. Khi đang sinh hoạt bình thường, đột nhiên trẻ đau bụng, khóc thét dữ dội, bỏ ăn, bỏ bú. Sau cơn đau, trẻ có thể bú lại bình thường nhưng cơn đau sẽ trở lại sau đó.
Tiếp theo là trẻ nôn ói nhiều, lúc đầu là nôn ra dịch trắng sau đó chuyển qua màu vàng hoặc xanh.
Sau đó, trẻ đi ngoài ra phân có máu. Dấu hiệu này lại dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ.
Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây lồng ruột
Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm có nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tự phát. Lồng ruột không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gọi là lồng ruột vô căn hay lồng ruột tự phát. Lồng ruột tự phát chiếm khoảng 75 - 90% số ca lồng ruột. Nhiều người cho rằng trong lúc vui đùa, người lớn tung hứng trẻ, khiến trẻ bị lồng ruột. Nhưng đây không phải là nguyên nhân chính.
Một số nghiên cứu khác cho rằng ở trẻ nhỏ có sự mất cân đối về kích thước giữa hồi tràng và van hồi manh tràng nên dễ xảy ra lồng ruột hay viêm hạch mạc treo cũng có liên quan đến cơ chế lồng ruột. Viêm hạch mạc treo lại có liên quan đến nhiễm siêu vi. Do đó, mùa nhiễm siêu vi đường hô hấp thì lồng ruột lại xảy ra nhiều hơn.
Có nhiều phương pháp điều trị lồng ruột như tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng, tháo lồng bằng thụt Baryt đại tràng, tháo lồng bằng thụt nước muối sinh lý vào đại tràng, phẫu thuật tháo lồng bằng tay, phẫu thuật cắt nối ruột, điều trị bằng phẫu thuật nội soi... Trường hợp bệnh nhi được đưa đến bệnh viện quá muộn, tình trạng bệnh nghiêm trọng thì phải phẫu thuật. Điều trị trường hợp này rất phức tạp, thời gian điều trị lâu dài. Có những trường hợp phát hiện quá muộn, bệnh nhi bị nhiễm độc, nhiễm trùng nên tử vong.
Vì vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của lồng ruột, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm, nhất là siêu âm, chụp X-quang để chẩn đoán chính xác, điều trị cho trẻ kịp thời.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí (10/11/2015)
- Để trẻ không bị tai nạn do... thuốc (24/10/2015)
- Những điều cần biết về bệnh rối loạn tâm trí ở trẻ (23/10/2015)
- Nguy hại như cho trẻ dùng smartphone và máy tính bảng (23/10/2015)
- Trẻ tiêu chảy cấp, dùng thuốc gì? (23/10/2015)
- Cẩn thận khi cho trẻ đánh răng (22/10/2015)
- Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay (20/10/2015)
- Lắc ru, xốc nựng con: Yêu thương không khoa học (19/10/2015)
- Vệ sinh mũi an toàn cho bé (16/10/2015)
- Đau ở trẻ nhỏ - chuyện không nhỏ (15/10/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều