Chăm sóc rốn bé: Nghĩ dễ mà khó!
Cập nhật: 31/8/2012 | 8:19:21 PM
Rốn là phần cơ thể nhạy cảm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc đúng bộ phận nhạy cảm này của trẻ.
Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng.
Tự chăm sóc rốn tại nhà
Trong vòng 10 - 21 ngày, gốc rốn sẽ khô lại và rụng đi, để lại một vết nhỏ và lành sau một vài ngày.
Rốn trẻ sơ sinh có cần chăm sóc đặc biệt? Phải giữ sạch và khô cuống rốn. Gấp tã trẻ em đặt dưới cuống rốn (hoặc mua loại tã đặc biệt có khoảng trống cho cuống rốn) để thông thoáng và không tiếp xúc với nước tiểu. Khi cuống rốn rụng, mẹ có thể thấy một chút máu dính trên tã, điều này hoàn toàn bình thường.
Lưu ý: Tránh cho bé ngâm bồn tắm khi cuống rốn chưa rụng.
Sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hại xảy ra nếu mẹ chăm sóc rốn bé sai cách.
(Ảnh minh họa).
Tiết trời ấm, mẹ có thể chỉ mặc tã và áo phông rộng cho bé, để không khí được lưu thông và giúp tăng tốc quá trình khô cuống rốn. Tránh mặc áo bó sát cho bé trước khi cuống rốn rụng. Đặc biệt, mẹ đừng bao giờ cố gắng kéo đứt dây rốn, ngay cả khi trông nó có vẻ như sắp rụng.
Có một vài trường hợp sau khi cuống rốn rụng, những u thịt nhỏ vẫn còn lưu lại - chúng có thể tự biến mất sau này hoặc cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Những u này không quá nguy hiểm và không chứa dây thần kinh nào, vì vậy, nếu việc can thiệp là cần thiết, bé sẽ không bị đau.
Trước khi kẹp và cắt dây rốn, bác sĩ sẽ dùng thuốc khử trùng lau trước. Khi chăm sóc rốn cho trẻ ở nhà, mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1 hoặc 2 lần/ ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
- Trẻ bị sốt hoặc có những biểu hiện không khỏe
- Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
- U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
- Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Để có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh cho trẻ (31/8/2012)
- Giúp bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả hơn (29/8/2012)
- Yêu quá hóa... nguy (29/8/2012)
- Cẩn thận khi trẻ thay răng sớm (28/8/2012)
- Dậy thì sớm hay muộn không liên quan việc trẻ uống sữa gì (27/8/2012)
- Cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ nhỏ (26/8/2012)
- Vitamin D ngừa cảm lạnh vào mùa đông cho trẻ (26/8/2012)
- Phòng bệnh cho bé lúc giao mùa (23/8/2012)
- Phát hiện mới giúp trẻ tăng trưởng chiều cao (22/8/2012)
- Con tính khí thất thường cha mẹ phải làm sao? (22/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều