Cho con đeo kính râm mùa hè coi chừng hỏng mắt
Cập nhật: 31/5/2016 | 4:24:55 PM
Đeo kính râm là cách bảo vệ đôi mắt trong những ngày hè. Tuy nhiên, cho con đeo kính râm mùa hè có thể làm hỏng mắt trẻ nếu các bậc phụ huynh chọn không đúng loại kính.
Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, cũng như người lớn, mắt trẻ nhỏ có thể bị tổn thương vì tia tử ngoại. Trẻ nhỏ mắt vẫn còn phát triển, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ bị tổn thương cao hơn cho nên cần thiết phải phòng tránh tia tử ngoại làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ.
Việc sử dụng kính râm cho con đeo mỗi khi ra đường là lựa chọn tốt của nhiều bậc phụ huynh.Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng việc lựa chọn phải kính rởm cho con sẽ vô tình hại con.
Trước đó, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ từng thu hồi của một số thương hiệu kính mát giá rẻ dành cho trẻ em với bề mặt kính sơn có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Và các khung, gọng, giá đỡ trên kính mắt giá rẻ thường không bền. Chì rất độc hại với cơ thể con người và có thể gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính như bệnh thận hay bệnh thần kinh. Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến. Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn.
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, qua tìm hiểu có không ít trẻ nhỏ đến khám mắt mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc đeo kính vỉa hè kém chất lượng. Như trường hợp con gái chị Nguyễn Thị Lan Hương (Hưng Yên). Chị cho biết: “Tôi có mua một chiếc kính ngoài đường cho con gái đeo đi đường cho đỡ bụi. Sau một thời gian đeo, con gái cứ kêu mắt mỏi, đau, chảy nước mắt. Nghĩ con đau mắt, mình nhỏ thuốc cho con mãi không khỏi nên đã đi khám. Sau khi kiểm tra tôi giật mình mình bác sỹ nói nguyên nhân do đeo kính chất lượng kém làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt khiến mắt bị đau nhức, chảy nước”.
Kính râm, mũ rộng vành là thứ cần thiết cho trẻ khi đi trời nắng. Ảnh minh họa
Theo BS Hoàng Cương (BV Mắt TƯ), đối với kính, mắt kính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Kính rẻ tiền không đạt chất lượng, mắt kính có cấu tạo lồi lõm hơn so với yêu cầu chuẩn sẽ gây biến dạng hình ảnh. Khi đeo thường xuyên, mắt sẽ phải tự điều tiết để thích nghi với sự biến dạng hình ảnh do kính gây ra dẫn tới các bệnh lý về mắt như giảm thị lực, rối loạn thị giác. Trẻ mà có tật khúc xạ ở mắt như: loạn thị, viễn thị đeo kính râm không đảm bảo chất lượng bệnh càng tăng nặng.
Việc đeo kính râm không có lớp chống tia UV – tia cực tím, đeo lúc đồng tử giãn hơn sẽ rất nguy hiểm có thể gây đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc…
Để đảm bảo an toàn cho mắt trẻ, các chuyên gia nhãn khoa khuyêncách lựa chọn kính râm cho con:
- Bố mẹ nên chọn mua kính ở các hiệu kính uy tín. Với bé bị bệnh về mắt, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện mắt để khám và đo loại kính phù hợp với thị lực.
- Kính mua nên chọn loại vừa vặn với khuôn mặt bé, gọng kính thoải mái. Nếu trẻ có hoạt động thể thao, nên chọn tròng kính chất liệu Polycarbonate là phù hợp nhất. Chất liệu này cũng khiến mắt kính sáng và an toàn hơn thuỷ tinh.
- Chọn cho con loại kính mắt có lớp phủ chống tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, trên nhãn có ghi rõ đặc điểm có thể ngăn chặn 99 - 100% tia UV.
- Về mầu săc, thời tiết nắng nóng không nên đeo cho bé cặp kính màu vàng vì sẽ làm hại võng mạc mắt của bé. Màu vàng chỉ thích hợp đeo trong buổi tối. Ra nắng, tốt nhất nên chọn cho bé màu mắt kính nâu hoặc màu hổ phách sẽ giúp giảm tia chói trong ánh sáng mặt trời.
- Khi bé đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé như vậy sẽ biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính đi chơi, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.
Ngoài ra, để bảo vệ thêm cho mắt trẻ tránh khỏi tia UV, bạn nên cho trẻ đội thêm một chiếc mũ rộng vành khi đi ra ngoài vào lúc trời nắng để hạn chế tiếp xúc với tia cực tím.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Các biểu hiện viêm VA ở trẻ em (26/5/2016)
- Đừng để trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi trong giai đoạn vàng (25/5/2016)
- Phòng 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè (24/5/2016)
- Lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ (16/5/2016)
- 4 sai lầm cực nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mùa hè nhiều bố mẹ mắc phải (16/5/2016)
- Quấn tã chặt khi trẻ ngủ: Sai lầm nguy hiểm! (15/5/2016)
- Khi nào đưa trẻ đi khám thính lực? (12/5/2016)
- Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng (5/5/2016)
- Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (23/4/2016)
- 3 sai lầm phổ biến nhất của các mẹ khi chăm trẻ (23/4/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều