Cho trẻ bú bao nhiêu là đủ?
Cập nhật: 10/7/2012 | 12:39:56 PM
Lần đầu tiên làm mẹ có thể khiến phụ nữ lo âu vì những thắc mắc xung quanh việc cho con bú. Dưới đây là những giải đáp của bác sĩ Ayala Mille, theo Fox News.
Nên cho con bú đến khi nào?
Theo Viện Nhi AAP (Mỹ), sữa mẹ đạt hiệu quả tối ưu đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ trong 6 tháng đầu sau khi sinh. AAP khuyên các bà mẹ cho con bú ít nhất một năm và tiếp tục nếu có thể.
Tuy vậy, theo các bác sĩ khoa nhi thì sữa mẹ chưa cung cấp đủ lượng vitamin D, nên cần bổ sung cho trẻ bằng ánh nắng mặt trời.
|
Cho con bú bao nhiêu là đủ?
Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ, vì sữa mẹ không tính được số lượng với mỗi lần bé bú.
Theo bác sĩ Ayala Mille từ Bệnh viện New York Presbyterian, trẻ bú từ 8-12 lần trong ngày là đủ. Thường trước khi trẻ bú, mẹ sẽ cảm thấy ngực căng cứng và cảm giác này giảm đi sau khi bé bú.
Việc trẻ bú mẹ sẽ giúp kích thích hóc môn prolactin và oxytocin, hai loại hóc môn cần thiết để sản xuất sữa và xuống sữa. Có hai cách để biết được trẻ bú mẹ có đủ hay không: cách thứ nhất là dựa vào việc trẻ có "tè" nhiều trên tả hay không, và cách thứ hai là trẻ bú mẹ tăng cân hay không.
Cho bé bú bị đau ngực
Đây là hiện tượng bình thường và tình trạng đau này sẽ giảm dần sau lần cho bú đầu tiên. Tuy vậy, vẫn có một số người cảm thấy đau khi mỗi lần cho bé bú, đó có thể là do bé bú không đúng cách. Bé bú đúng cách thì miệng của bé phải mở to, núm vú nên nằm hết trong vòm miệng của bé. Ngoài ra, nếu núm vú bị đau, các bà mẹ có thể dùng sữa mẹ thoa lên núm vú để làm dịu cơn đau.
Còn một tình trạng cũng khá phổ biến trong số các bà mẹ cho con bú đó là nhiễm trùng vú. Biểu hiện đầu tiên thường là hiện tượng nứt núm vú. Ở mức độ nặng hơn, vú sẽ sưng nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày một tăng, kèm theo sốt. Cần đến bệnh viện để được khám chữa bệnh.
Phụ nữ có thể mang thai khi con còn bú mẹ hay không?
Quan niệm phụ nữ đang cho con bú không thể mang thai là hoàn toàn không đúng. Bởi việc cho con bú mẹ có thể làm giảm cơ hội mang thai, đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu sau khi sinh, chứ không thể loại bỏ việc có thai.
Các nhà khoa học lý giải rằng khi đang cho con bú, người mẹ sẽ phóng thích hóc môn prolactin - loại hóc môn sản xuất sữa, đồng thời cũng làm trì hoãn việc rụng trứng.
Hàm lượng prolactin cần thiết để ngăn ngừa việc mang thai không thể biết chính xác đối với mỗi người. Vì thế nếu bạn chưa sẵn sàng để có con thì nên nhờ bác sĩ tư vấn cách ngừa thai.
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 10 gợi ý giảm nguy cơ dị ứng cho bé (9/7/2012)
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên tiếp xúc với Ipad? (9/7/2012)
- Bí quyết giúp bé ngủ ngon giấc (8/7/2012)
- Cảnh giác bệnh đường tiết niệu ở trẻ (8/7/2012)
- Trẻ nhỏ dễ nhiễm tiêu chảy cấp do Rotavirus (6/7/2012)
- Nước có gaz gây ra tính hung hăng ở trẻ (6/7/2012)
- Thời gian ngủ thích hợp cho trẻ (5/7/2012)
- Giải pháp an toàn cho trẻ với mạng Internet (5/7/2012)
- Lưu ý khi trẻ bị hăm tã (4/7/2012)
- Thời điểm lý tưởng cho trẻ học bơi (4/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều