Công việc của bố có thể gây dị tật bẩm sinh cho con
Cập nhật: 20/7/2012 | 11:55:19 AM
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, một số loại công việc của người bố có thể sẽ dẫn tới tình trạng dị tật bẩm sinh ở đứa trẻ.
Nguy cơ này được nhìn thấy rõ nhất trong một số loại nghề nghiệp như: nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, thợ hớt tóc, nhà toán học, nhân viên văn phòng.
Các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Nam Calorina đã phân tích bản dữ liệu quốc gia của khoảng 1.000 người đàn ông có 1 đứa con bị ít nhất là một dị tật bẩm sinh, trong suốt khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2004.
Bên cạnh đó dữ liệu cũng so sánh với khoảng 4.000 ông bố với những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích toán học để xếp loại các công việc vào 63 nhóm có nguy cơ nhiễm phải các loại hóa chất hay các mối nguy hiểm tiềm ẩn khác.
Kết quả cho thấy: hơn 2/3 các công việc của người bố đều có gắn liền với nguy cơ dị tật bẩm sinh ở đứa trẻ; và chỉ có 1/3 các công việc là hoàn toàn không liên quan tới bất kỳ nguy cơ nào.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy: tình trạng tiếp xúc với các loại hóa chất và những yếu tố nguy hại tiềm ẩn khác trong công việc của họ chính là nguyên do dẫn tới tình trạng này.
Cụ thể, người ta đã xếp loại ra một loạt các nguy cơ dị tật bẩm sinh của con khi bố làm một số nghề nghiệp như sau:
- Nghệ sĩ (miệng, mắt, tai, đường ruột, tim mạch, tứ chi)
- Nhiếp ảnh gia và những người xử lí ảnh (đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, không có hoặc thiếu mô mắt)
- Tài xế (không có hoặc thiếu mô mắt, tăng nhãn áp)
- Công nhân xây dựng, người đào xới (những bất thường về đường ruột).
Theo TS Andrew Olshan thì một số công việc thậm chí còn gắn liền với nhiều hơn một dị tật bẩm sinh. Ví dụ như trường hợp của nhiếp ảnh gia hay những người xử lí về hình ảnh thì sẽ gắn liền tới 3 dị tật bẩm sinh về mắt ở đứa trẻ. Trong khi với công nhân xây dựng và những người đào xới thì liên quan tới 3 khiếm khuyết về hệ thống tiêu hóa.
Thông tin trên chắc hẳn sẽ mang lại không ít điều bổ ích cho những người đang sắp sửa làm bố.
(Nguồn: vtc.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Điều trị lang ben cho trẻ (20/7/2012)
- Dùng kháng sinh hợp lý, an toàn ở trẻ (19/7/2012)
- Phòng bệnh mồ hôi trộm cho trẻ (19/7/2012)
- Những bài học bố dạy con (18/7/2012)
- Lời khuyên chống vi khuẩn gây bệnh cho trẻ (18/7/2012)
- Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè (18/7/2012)
- Xử trí sốt cao co giật ở trẻ (18/7/2012)
- Chọn kem đánh răng cho bé (18/7/2012)
- Ảnh hưởng tiêu cực của tivi ở trẻ (17/7/2012)
- 3 nhóm thực phẩm ăn dặm an toàn (17/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều