Lời khuyên chống vi khuẩn gây bệnh cho trẻ
Cập nhật: 18/7/2012 | 4:38:14 PM
Các bậc phụ huynh thường hoảng sợ khi nhắc tới vi khuẩn. Đừng quá lo lắng bởi vì các bé, ngay cả bé sơ sinh đã tự xây dựng khả năng miễn dịch để đối phó với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch không đủ để bảo vệ bé khỏi mọi bệnh tật. Bởi thế, việc giữ gìn vệ sinh cho con là điều cần thiết. “Cha mẹ nên làm sạch nhà cửa, cách ly bé với những người đang bị bệnh và cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch” – Philip Tierno (giám đốc Trung tâm y tế Đại học New York, tác giả cuốn The secret life of germs – tạm dịch Bí mật cuộc đời vi trùng) cho biết.
Cẩn thận với người bế bé
“Mối nguy hiểm lớn nhất để lây bệnh cho bé là bàn tay của người khác” – Ken Haller (giáo sư nhi khoa tại Đại học Saint Louis) chia sẻ. Cha mẹ, ông bà và những người bế bé nên rửa tay với xà phòng và nước ấm thật sạch sẽ.
Hạn chế bế bé tới nhiều nơi trong những tuần đầu
Các chuyên gia đồng ý rằng, nên hạn chế bế bé tới nhiều nơi, đặc biệt trong tuần đầu tiên. Bé sơ sinh có thể bị ốm nếu phải tiếp xúc với quá nhiều người trong một không gian hạn chế. Để giữ an toàn cho bé, nên tránh cho bé ở nơi đông người, đặc biệt nơi có nhiều trẻ em, trong 4-6 tuần đầu tiên.
‘Tẩy chay’ sữa ăn dở
Cho dù bạn vắt sữa mẹ, bỏ vào cốc và dùng thìa bón cho con hay cho bé bú bình thì cũng không được cho bé dùng lại sữa thừa. Các vi khuẩn và enzyme tiêu hóa từ nước bọt của bé có thể xâm nhập vào bình (cốc) sữa.
Hạn dùng cho sữa bình và sữa mẹ đã vắt
Sữa đã pha trong bình phải được dùng hết trong vòng 1 tiếng. Với sữa mẹ đã vắt, có thể để ở nhiệt độ mát trong phòng lâu hơn (có thể tới 6 tiếng, tùy nhiệt độ phòng). Lý do là vì sữa mẹ nhiều kháng thể và các chất khác, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Giặt riêng quần áo của bé
Giặt chung quần áo của bé với cả nhà (nhất là đồ lót của người lớn) có thể làm chất bẩn, vi khuẩn bám vào quần áo bé, gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé. Tốt nhất, nên giặt riêng trang phục, khăn xô, chăn, ga, gối... cho bé.
Khử trùng các dụng cụ bé đưa vào miệng
Ti giả, núm vú cao su, bình sữa... cần được nhúng vào nước sôi rồi để cho nguội mỗi lần bé sử dụng.
Cẩn thận với vật nuôi trong nhà
Nước dãi, lông, phân... của vật nuôi chứa nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Để tránh bé bị bệnh, không nên cho vật nuôi liếm mặt, bàn tay của bé. Đồng thời, không để lông, phân của vật nuôi làm ô nhiễm ngôi nhà.
Khi bé lớn hơn thì hệ miễn dịch của bé cũng tốt lên. Tuy nhiên cũng không được chủ quan. Nên rửa tay cho bé sau khi bé chơi cùng vật nuôi.
(Nguồn: mevabe.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè (18/7/2012)
- Xử trí sốt cao co giật ở trẻ (18/7/2012)
- Chọn kem đánh răng cho bé (18/7/2012)
- Ảnh hưởng tiêu cực của tivi ở trẻ (17/7/2012)
- 3 nhóm thực phẩm ăn dặm an toàn (17/7/2012)
- 7 nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm (17/7/2012)
- Giúp trẻ vượt cơn ác mộng (16/7/2012)
- Dùng kháng sinh hợp lý, an toàn ở trẻ (16/7/2012)
- Những ngộ nhận về việc cho con ăn hoa quả (16/7/2012)
- Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh (15/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều