Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 15/7/2012 | 11:15:03 AM

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như trớ sữa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém...

Nguyên nhân chủ yếu là mẹ cho bú không đúng cách, hoặc trẻ có một số bệnh lý đường tiêu hoá (nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh...).

Sau đây là nguyên nhân và cách xử trí trong một số trường hợp:

1. Nôn, trớ

Các nguyên nhân bao gồm bú quá no, các cữ bú quá gần nhau, đổi loại sữa mới, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, nằm bú không đúng tư thế. Nên cho bé bú theo cách sau: Đặt đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt đối diện với bầu vú, mũi đối diện với núm vú, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, để áp sát người mình. Để con ngậm bắt vú tốt, mẹ nên chạm vú vào môi trẻ; chờ đến khi miệng bé mở rộng thì nhanh chóng cho vú vào, hướng cho môi dưới nằm dưới núm vú.

Các dị dạng đường tiêu hóa (teo thực quản, teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh...) cũng là nguyên nhân quan trọng gây nôn trớ. Nếu chậm điều trị, trẻ rất dễ bị tử vong. Cần đưa các cháu đến bệnh viện để mổ ngay nếu:

Mẹ có tiền sử bị đa ối khi mang thai (nước ối nhiều, trên 2 lít).

Trẻ bị sùi bọt cua ngay sau sinh, trớ ra dịch màu xanh rêu, bụng chướng hoặc không đi tiêu phân su trong 48 giờ sau sinh.

2. Tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là trẻ bú không đủ (phân có màu xanh, lẫn nước nhưng lượng ít), bú nhiều quá, do người mẹ uống thuốc tẩy hoặc dùng thức ăn nhuận tràng. Ngoài ra, các chứng nhiễm trùng, dị ứng sữa, kém hấp thu... cũng gây tiêu chảy.

3. Táo bón

Hay gặp ở trẻ ăn sữa bột. Nguyên nhân thường là lượng sữa bú không đủ, sữa có quá nhiều protein hoặc chất béo, pha sữa quá đặc (vượt quá tỷ lệ 1 thìa sữa gạt ngang trong 30 ml nước).

Chứng táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, trẻ có mẹ bị sản giật kèm hạ magiê máu, trẻ bị nứt hậu môn. Riêng các trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh thường đi ngoài phân su muộn, sau đó bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng.

4. Bú kém

Nguyên nhân là trong một thời gian dài, trẻ bú không đủ lượng cần thiết (do nôn trớ, tiêu chảy, do bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp).

5. Đau bụng

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá. Một số bệnh lý như lồng ruột, thoát vị bẹn... cũng gây đau bụng.

(Nguồn: bacsi.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014