Thực phẩm có hại cho não bộ của trẻ
Cập nhật: 11/7/2012 | 8:08:39 PM
Trí não của trẻ sẽ bị tổn thương rất lớn nếu như cha mẹ cứ mặc trẻ thích gì ăn nấy.
Dưới đây là 5 thực phẩm không tốt cho trí não trẻ, các bậc cha mẹ nên biết để tránh.
1. Thực phẩm chứa chất béo oxi hóa
Nếu như ăn quá lượng chất béo oxi hóa trong thời gian dài, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể khiến một số hệ thống chất xúc tác trong cơ thể bị tổn thương, dẫn đến não bộ sớm thoái hóa hoặc kém phát triển.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo oxi hóa có hại cho não bộ của trẻ. (Ảnh minh họa).
2. Đường trắng
Đường trắng có tính axit. Cho trẻ ăn đồ ngọt (đường trắng và những sản phẩm được chế biến từ đường trắng) trong thời gian dài sẽ hình thành thể chất và não mang tính axit, ảnh hưởng không tốt đến phát triển trí lực của bé.
Không những thế, cho trẻ ăn quá nhiều đường trắng và bánh kẹo, nước ngọt sẽ gây khó khăn cho chức năng gan và gây sâu răng.
3. Thực phẩm quá mặn
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ gây ra bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, hơn nữa còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp.
Đối với người trưởng thành, chỉ cần dùng dưới 7g muối/ngày, trẻ em nên giới hạn trong khoảng dưới 4g/ngày. Trong bữa ăn cho trẻ, cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều muối như cải muối, cà muối, thịt muối, cá khô, mắm, chao, tương hột…
4. Gạo tinh luyện và các loại mỳ
Gạo tinh luyện và các loại mỳ là những thực phẩm tinh bột đã qua quá trình tinh chế, những thành phần có lợi như vitamin B và đường gluco đã giảm đi và chỉ còn lại cacbon hydrat. Cacbon hydrat sẽ làm giảm sự hoạt động của các nơron thần kinh.
5. Thực phẩm chứa nhôm
Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn. Nhôm thường có nhiều trong những loại thực phẩm chiên rán như bánh quẩy, bánh tiêu…
(Nguồn: eva.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Đừng coi thường bệnh hô hấp ở trẻ em mùa nóng (11/7/2012)
- Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh (10/7/2012)
- Cho trẻ bú bao nhiêu là đủ? (10/7/2012)
- 10 gợi ý giảm nguy cơ dị ứng cho bé (9/7/2012)
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên tiếp xúc với Ipad? (9/7/2012)
- Bí quyết giúp bé ngủ ngon giấc (8/7/2012)
- Cảnh giác bệnh đường tiết niệu ở trẻ (8/7/2012)
- Trẻ nhỏ dễ nhiễm tiêu chảy cấp do Rotavirus (6/7/2012)
- Nước có gaz gây ra tính hung hăng ở trẻ (6/7/2012)
- Thời gian ngủ thích hợp cho trẻ (5/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều