Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tim ở trẻ sinh non
Cập nhật: 18/9/2012 | 11:28:57 AM
Do sinh non, nên cấu trúc của tim chưa phát triển hoàn chỉnh, gây nên các bất thường ở buồng tim, các vách ngăn, van tim và những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây tật tim bẩm sinh ở trẻ sinh non là do bất thường của một số nhiễm sắc thể; do di truyền từ những gia đình có nhiều thế hệ bị tật tim; do lúc mang thai bà mẹ bị nhiễm hóa chất hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc mẹ bị tiểu đường, bệnh lupus đỏ…
Triệu chứng
Trẻ bị tật tim bẩm sinh thường ho, vã mồ hôi, nhanh bị mệt, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, da xanh, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím ngắt khi khóc hoặc từ khi mới sinh.
Những em có tật tim bẩm sinh thường nhẹ cân, chậm lớn, ăn uống kém, hay bị sút cân, chậm mọc răng. Trong một số trường hợp, trẻ mang tật tim bẩm sinh khi còn nhỏ không có biểu hiện gì, chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe. Một số bệnh khác thường đi kèm với tật tim bẩm sinh, như: hội chứng down, sứt môi, chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay, ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ...
Ảnh minh họa
Điều trị
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, gia đình cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Một số trường hợp có thể dùng phương pháp điều trị nội khoa để điều trị thành công những khuyết tật trong tim mà không cần phải phẫu thuật. Đối với những trẻ sinh non có tật tim bẩm sinh dù không thể phẫu thuật được hoặc đang trong thời gian chờ phẫu thuật cần được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, như: suy tim, cơn khó thở tím tái hoặc nhiễm trùng nặng.
Phòng ngừa
Để tránh cho trẻ bị tật tim bẩm sinh, trước khi có kế hoạch mang thai, bà mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh nhiễm, như: sởi, quai bị, rubella, viêm gan siêu vi B và điều trị các bệnh tiểu đường, lupus đỏ... Trong quá trình mang thai, thai phụ cần được theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế; tránh sử dụng chất kích thích, tránh tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại; không dùng bất cứ loại thuốc điều trị bệnh nào nếu không có ý kiến của bác sĩ.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ (17/9/2012)
- Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ em (15/9/2012)
- Những sai lầm khi cho trẻ ăn rau (14/9/2012)
- Giúp trẻ vượt qua căng thẳng đầu năm học mới (13/9/2012)
- Mẹo giảm ho cho bé khi trời lạnh (12/9/2012)
- Phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ (12/9/2012)
- Những điều cần nhớ khi trẻ con tuổi chập chững (11/9/2012)
- Giúp bé thông minh nhờ dinh dưỡng (11/9/2012)
- Ăn nhiều đồ ngọt làm trẻ không phát triển chiều cao (10/9/2012)
- Chăm sóc trẻ khi bị ngộ độc thực phẩm (9/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều