Nhận biết trẻ bị viêm xoang
Cập nhật: 15/9/2015 | 2:22:01 PM
Viêm xoang ở trẻ em (VXTE) là một bệnh khá thường gặp. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh này ở trẻ em khác với viêm xoang ở người lớn. Trong thực tế, bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Hệ thống các xoang ở trẻ phát triển đầy đủ cho đến khi trẻ tròn 10 tuổi. Mặc dù xoang hàm và xoang sàng là nhỏ nhưng đã có ngay sau sinh, do đó viêm hai xoang này thường gặp nhất.
Phân biệt trẻ bị viêm xoang và nhiễm khuẩn hô hấp trên
Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thường có các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Bệnh thường do virút nên không cần sử dụng kháng sinh.
Nghĩ đến VXTE khi trẻ có các triệu chứng sau:
- “Cảm cúm” kéo dài 10 - 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.
- Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.
- Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.
- Quấy khóc, mệt mỏi.
- Sưng quanh mắt.
Các triệu chứng này thường kéo dài 10 - 14 ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên kéo dài dưới 10 ngày vẫn có thể là viêm xoang nếu các triệu chứng này là trầm trọng và sốt cao trên 4 ngày. Một số trường hợp bệnh kéo dài 10 - 14 ngày nhưng bắt đầu giảm dần, tuy hơi chậm, cũng không hẳn là viêm xoang, đôi khi cũng chỉ là nhiễm khuẩn hô hấp trên do virút.
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chẩn đoán VXTE chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng nêu trên, không nhất thiết phải chụp X-quang, đặc biệt ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Điều trị như thế nào?
- Viêm xoang cấp tính: hầu hết VXTE đều đáp ứng tốt với kháng sinh, các kháng sinh thường được sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ là nhóm betalactam. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng kháng sinh kéo dài ít nhất 7 ngày sau khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn.
Các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc nước muối sinh lý cũng được sử dụng.
- Viêm xoang mạn tính: khi các triệu chứng của viêm xoang kéo dài trên 12 tuần, hoặc viêm xoang cấp tái phát trên 4 - 6 lần/năm thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.
Khi nào thì cần phẫu thuật?
Phẫu thuật xoang ở trẻ em chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ định khi trẻ bị viêm xoang nặng, hoặc thường hay tái phát, viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (9/9/2015)
- 8 cách kiềm chế cơn giận của trẻ (9/9/2015)
- Xử trí khi trẻ bị dập ngón chân, tay (7/9/2015)
- Sốt cao co giật ở trẻ em và cách xử trí (7/9/2015)
- Những mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất cho trẻ nhỏ (31/8/2015)
- Quy tắc vàng giúp ngăn ngừa ốm cho bé bắt đầu đi nhà trẻ (31/8/2015)
- Những thủ phạm chính gây cận thị (20/8/2015)
- Những điều mẹ cần biết để con khỏe (17/8/2015)
- Chế độ ăn giúp trẻ tăng cân và chiều cao (14/8/2015)
- Khi nào cần dùng men vi sinh cho trẻ? (11/8/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều