Những điều mẹ cần biết để con khỏe
Cập nhật: 17/8/2015 | 7:42:02 AM
Trong thời gian mang thai, chị em cần tăng 10-12 kg để sinh con có trọng lượng khoảng 3 kg. Nếu 2 tháng liền trẻ không tăng cân, bà mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám và tư vấn.
Để trẻ sinh ra lớn lên và khỏe mạnh, các bà mẹ cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng từ trước khi mang thai, thời kỳ mang thai và khi trẻ mới lọt lòng.
Thời kỳ mang thai
- Trước khi có thai, người mẹ cần có sức khỏe tốt, bổ sung đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết, chuẩn bị tinh thần và điều kiện vật chất của gia đình.
- Trong thời gian mang thai, chị em cần tăng 10-12 kg, để sinh con có trọng lượng khoảng 3 kg.
Người mẹ cần ăn uống nhiều hơn bình thường với nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm (glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng). Đồng thời làm việc vừa phải, hoạt động nhẹ nhàng, không làm việc nặng. Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho bà mẹ và thai nhi, tuy nhiên không nên nghỉ ngơi hoàn toàn sẽ khó đẻ.
Tập thể dục như đi bộ giúp người mẹ sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, ăn ngủ tốt.
Định kỳ đi khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và tiêm phòng 2 mũi uốn ván.
Uống bổ sung viên sắt/axít folic (60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg axít folic), liều lượng một viên mỗi ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới một tháng sau đẻ.
Khi trẻ sinh ra
Khi sinh con, bà mẹ cần được bổ sung một liều vitamin A trong vòng một tháng sau đẻ. Vitamin A được cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ trong thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn.
Một số bà mẹ chờ sữa xuống mới cho con bú, vắt sữa đầu bỏ đi, cho con uống nước cam thảo hoặc một số loại nước khác… là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại cần cho trẻ bú sớm trong vòng một tiếng đầu tiên. Bú sớm có tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung và bú được sữa non rất tốt cho bé vì sữa non có giá trị dinh dưỡng cao, các kháng thể chống lại bệnh tật, dễ tiêu hóa với trẻ và giúp thải phân su ra ngoài.
Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú đến 18-24 tháng tuổi.
Cho ăn dặm
Khi tròn 6 tháng cần cho trẻ ăn thêm cùng với bú mẹ. Không cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, cho trẻ ăn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng và bệnh tật. Thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe doạ suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ.
Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen với thức ăn của gia đình và ngày càng bú mẹ ít hơn, quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa mẹ) sang thức ăn thô (4 nhóm thực phẩm).
Thời kỳ này trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn vì trong 6 tháng đầu trẻ được mẹ truyền sang kháng thể từ trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 6 yếu tố này hoàn toàn do tự cơ thể trẻ. Vì vậy bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ cũng phải được bảo quản và chế biến vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ 6-36 tháng tuổi cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần một năm.
Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn uống đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Việc theo dõi cân trẻ hàng tháng và chấm trên biểu đồ tăng trưởng là biện pháp sớm nhất phát hiện trẻ có suy dinh dưỡng hay không. Nếu 2 tháng liền trẻ không tăng cân, bà mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám và tư vấn dinh dưỡng.
Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3 kg. Cân nặng trung bình của trẻ trên một tuổi có thể áp dụng công thức sau: X = 9kg + 2kg x (N-1), với N là số tuổi của trẻ.
Trẻ được chăm sóc và ăn uống đầy đủ trước, trong và sau khi bị bệnh, khi bị bệnh cần được khám và điều trị kịp thời, triệt để. Nếu không điều trị tốt, trẻ dễ bị tái phát và nguy cơ suy dinh dưỡng. Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, là biện pháp tốt để phòng các bệnh nhiễm khuẩn.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Chế độ ăn giúp trẻ tăng cân và chiều cao (14/8/2015)
- Khi nào cần dùng men vi sinh cho trẻ? (11/8/2015)
- Vì sao nên tập cho trẻ ăn rau quả trước 14 tháng tuổi? (10/8/2015)
- Đề phòng bội nhiễm - tình trạng bệnh dễ dẫn đến tử vong ở trẻ (26/7/2015)
- Trẻ cần bao nhiêu muối? (25/7/2015)
- 10 loại thực phẩm ảnh hưởng tới hành vi của trẻ (22/7/2015)
- Phòng bệnh phụ khoa cho trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng (17/7/2015)
- Những sai lầm kinh điển khi hạ sốt cho trẻ (3/7/2015)
- Chủ quan khi trẻ bị sốt: cha mẹ hối hận có ngày (18/6/2015)
- Giúp bé giữ hàm răng trắng (15/6/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều