Trẻ cần bao nhiêu muối?
Cập nhật: 25/7/2015 | 9:38:44 PM
Muối có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nhưng với trẻ, hàm lượng muối trong bữa ăn bao nhiêu là phù hợp?
Thành phần chính của muối là natri và clo, những chất rất cần thiết cho cơ thể của con người. Muối còn có vai trò giữ cân bằng áp lực thẩm thấu trong các dịch của cơ thể và có vị trí quan trọng trong chuyển hóa nước. Tuy nhiên, nếu trẻ dùng quá nhiều muối sẽ dễ dẫn tới nguy cơ làm tăng huyết áp, các vấn đề về tim mạch...
Vậy bao nhiêu thì đủ?
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, chức năng thận của bé còn yếu, chỉ bằng 1/5 so với trẻ trưởng thành, khả năng bài tiết các chất natri dư thừa và các chất muối không tốt. Vì vậy, mẹ nên tránh cho trẻ dưới 6 tháng ăn thức ăn có muối vì thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa và một lượng nhỏ tinh bột đã có chứa một lượng nhỏ natri và clo đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ tại độ tuổi đó.
Đối với trẻ trên 6 tháng, lúc này thận đã phát triển hoàn thiện, mẹ có thể bổ sung thực phẩm có muối xen kẽ với những loại thực phẩm khác để làm phong phú thực đơn cho trẻ. Hãy chú ý, một trong những nguồn thực phẩm hàng ngày trẻ tiêu thụ có nồng độ muối cao là bánh mì, thịt chế biến và pho mát.
Những cách giảm bớt lượng muối trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ
Một số cách để giúp lựa chọn đồ ăn nhẹ và các loại thực phẩm ít muối cho trẻ:
- Tập thói quen kiểm tra thành phần muối để chọn hàm lượng muối thấp cho trẻ trên bao bì sản phẩm khi mua hàng. Nếu bao bì sản phẩm chỉ liệt kê hàm lượng natri, thì mẹ hãy làm một phép tính nho nhỏ: hàm lượng muối = hàm lượng natri x 2,5. Ví dụ: 120mg natri = 300mg muối.
Chỉ chọn các loại thực phẩm có thành phần natri < 120mg/100g (ít muối) và tránh các loại thực phẩm có thành phần natri > 500mg/100g natri (nhiều muối).
Đối với trẻ em từ 7 - 12 tháng tuổi, các bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên cho dùng tối đa 1g muối mỗi ngày, bé từ 1 - 3 tuổi là 2g và từ 4 - 6 tuổi là 3g.
Đừng thêm muối vào thức ăn của trẻ mà hãy thay thế bằng các loại gia vị khác như thêm nước cốt chanh, tỏi, dấm hoặc các loại thảo mộc.
Dùng một lượng ít nước tương, mù tạt, dưa chua và sốt mayonnaise trong pha chế, nấu ăn nếu có thể.
Nên hạn chế các đồ ăn mặn 1 tuần/lần như một cách giảm thiểu lượng muối dùng.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 10 loại thực phẩm ảnh hưởng tới hành vi của trẻ (22/7/2015)
- Phòng bệnh phụ khoa cho trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng (17/7/2015)
- Những sai lầm kinh điển khi hạ sốt cho trẻ (3/7/2015)
- Chủ quan khi trẻ bị sốt: cha mẹ hối hận có ngày (18/6/2015)
- Giúp bé giữ hàm răng trắng (15/6/2015)
- 8 cách đánh bay rôm sảy (11/6/2015)
- Nắng nóng: Coi chừng bệnh cảm lạnh ở trẻ (31/5/2015)
- Không bao giờ là quá sớm để nuôi dưỡng não bộ (29/5/2015)
- Nắng nóng khắc nghiệt: phòng viêm hô hấp cấp ở trẻ (28/5/2015)
- Trẻ khóc không ra nước mắt cần đưa ngay đến viện (26/5/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều