Những điều mẹ chưa biết về hệ tiêu hóa của bé
Cập nhật: 1/6/2017 | 7:55:18 AM
Nhiều mẹ chưa biết lợi khuẩn (probiotic) và chất xơ hòa tan (prebiotic) có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa và miễn dịch trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn (probiotic)
Hệ miễn dịch là hệ thống phức tạp được tạo nên từ các tế bào đặc biệt và protein, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng và vi sinh vật có hại. Trong giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch non nớt của trẻ phụ thuộc nhiều vào lượng kháng thể nhận từ sữa mẹ và lợi khuẩn (probiotic) trong đường ruột.
Kháng thể trong sữa mẹ tồn tại vài tháng đầu sau sinh và suy giảm nhanh khi bé bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn này, bé dễ mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng… và đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.
Lợi khuẩn (probiotic) ăn chất xơ hòa tan (prebiotic) và ức chế hại khuẩn (bad bacteria). |
Lợi khuẩn đường ruột là chìa khóa để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bởi 70-80% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột. Các probiotic này đóng vai trò như tấm lá chắn tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi hại khuẩn bên trong, cũng như trước tác động và xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.
Probiotic cũng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để bé hấp thu và phát triển tốt hơn. Thông thường, đường ruột khỏe mạnh luôn giữ trạng thái cân bằng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Các probiotic cạnh tranh thức ăn, tiết ra chất kháng khuẩn để ức chế và tiêu diệt hại khuẩn. Khi tỷ lệ này phá vỡ do hại khuẩn phát triển mạnh từ bên trong hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào, sẽ gây rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, nôn trớ, hấp thu kém…
Probiotic có nhiều loại khác nhau như Lactobacillus, Bifidobacteria, Saccharomyces boulardii… Trong đó, Lactobacillus gồm hơn 50 loài khuẩn mang nhiều lợi ích vượt trội cho đường ruột. Mẹ nên chú ý bổ sung probiotic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bé tăng cường miễn dịch, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt là sau khi trẻ ốm phải dùng kháng sinh, bởi thuốc tiêu diệt cả vi khuẩn gây hại lẫn có lợi, làm rối loạn tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan (prebiotic)
Prebiotic là chất xơ hòa tan không bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non, giúp trẻ tăng cường hấp thu dưỡng chất, đồng thời là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn probiotic phát triển mạnh mẽ.
Dựa vào nguồn gốc khác nhau mà chất xơ prebiotic chia làm 2 dạng chính: Galacto-oligosaccharides (GOS) có nguồn gốc động vật (sữa bò, dê…); Inulin và Fructo-oligosaccharides (FOS) nguồn gốc thực vật (chuối, yến mạch, măng tây, rau diếp…).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, prebiotic làm tăng nhu động ruột, giúp tăng số lần đi cầu của bé, đồng thời hút nước làm mềm và xốp phân khiến bé không táo bón. Vậy nên ngoài probiotic, mẹ nên bổ sung thêm prebiotic qua các nguồn thực phẩm hàng ngày cho bé.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ theo từng giai đoạn (29/5/2017)
- Trẻ em sốt: Chớ chủ quan (23/5/2017)
- Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp thế nào? (18/5/2017)
- Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em (18/5/2017)
- Một số loại thuốc không dùng cho trẻ nhỏ (12/5/2017)
- 5 cách đối phó với ban nhiệt ở trẻ vào mùa hè (10/5/2017)
- Nhà tâm lý học kêu gọi: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi iPad (26/4/2017)
- Trẻ ăn sáng thế nào để học tốt? (24/4/2017)
- Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm (23/4/2017)
- Dùng “thuốc bổ” cho trẻ tuổi học đường (21/4/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều