Những loại thực phẩm cần thận trọng với bé
Cập nhật: 10/10/2012 | 8:39:36 PM
Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm. Nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
Trái cây ép
Dừng lại nếu bạn muốn cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Tại sao ư? Nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác (chỉ có trong trái cây nguyên vẹn). Mặc dù trái cây họ chanh như cam, quýt, bưởi… dồi dào vitamin C nhưng cũng chứa nhiều acid gây khó chịu cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm dễ gây dị ứng, vì vậy, các bác sĩ đặc biệt khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
Trứng
Đây là món ăn dễ làm và dễ ăn nhất. Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, theo các bác sĩ nhi khoa, trứng được xếp vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng. Nếu muốn, bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.
Mật ong
Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê. Vì vậy, dù bác sĩ cho phép bé sử dụng mật ong từ lúc 8 tháng tuổi nhưng bạn nên đợi đến khi bé hơn 1 tuổi hãy cho bé dùng nhé!
Dâu
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin nên được thêm vào thực đơn của gia đình, nhưng không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều acid ảnh hưởng rất lớn đến bao tử bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy…
Sữa hộp
Khi bé lớn hơn một chút thì sữa hộp rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Nhưng bé dưới 1 tuổi nên tránh xa chúng bởi nhiều lý do: bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa sữa hộp và lượng protein, chất khoáng trong sữa gây ảnh hưởng đến thận, bảo tử và ruột bé. Kể cả khi bé lên 1 cũng chỉ được uống sữa hộp trong mức vừa phải. Và đừng quên phải kiểm tra xem bé yêu có bị dị ứng với nó không đấy nhé!
Lưu ý trong thực đơn mới: Nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép, khi được sự đồng ý của bác sĩ, có thể chọn những loại trái cây dễ tiêu hóa như táo, lê… Những ngày đầu bé tiếp xúc với hải sản, bạn chỉ nên cho bé dùng cá thu. Nếu bé thích nghi với dâu, cắt dâu thành từng miếng nhỏ hoặc dằm nhuyễn để bé dễ nuốt.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Dị ứng thực phẩm ở trẻ (9/10/2012)
- Một số bệnh mùa thu và cách phòng ngừa cho trẻ (8/10/2012)
- 1 vài nguyên tắc khi cho con dùng di động (8/10/2012)
- Những cách làm sai lầm khi bé sốt (8/10/2012)
- Vi chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ (8/10/2012)
- Đối phó chứng đái dầm ở trẻ (7/10/2012)
- Dinh dưỡng cho bé mắc chứng rối loạn cảm giác (5/10/2012)
- 10 lời khuyên giúp trẻ tự giác đánh răng (4/10/2012)
- Đừng để cadimi hại trẻ (4/10/2012)
- Giúp con luôn tràn đầy năng lượng cho các hoạt động thể thao (4/10/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều