Những món đồ chơi Trung thu tiềm ẩn nguy hiểm sức khỏe với trẻ
Cập nhật: 22/9/2015 | 8:57:07 AM
Thị trường đồ chơi trung thu khá đa dạng, trong số đó có không ít loại loại có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Mặt nạ gây dị ứng da
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ chơi trung thu trong đó mặt nạ loại đồ chơi được nhiều trẻ em yêu thích và có rất nhiều loại mặt nạ mới xuất hiện, trong đó có những chiếc mặt nạ được trang trí bằng kim tuyến hoặc các hạt nhỏ lấp lánh. Những hạt này cũng có thể trở thành tác nhân gây nguy hiểm bởi chúng có thể rơi vào miệng, mắt hoặc mũi bất cứ lúc nào, khiến bạn bị viêm đường hô hấp, viêm giác mạc hoặc các loại bệnh về tai, mũi, họng khác.
Theo TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật thuật hóa học (ĐH Bách khoa Hà Nội), sẽ rất nguy hiểm khi trẻ đeo những loại mặt nạ nhiều màu sắc, vì khi đó bé rất dễ nuốt và hít phải những hạt bụi màu li ti bay ra trong quá trình vui chơi. Để tạo nên những màu sắc trên sản phẩm, người ta thường sử dụng các ion kim loại, nhất là các ion kim loại nặng. Chất này nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ dẫn đến khả năng mắc các bệnh ung thư cho người sử dụng. Vì vậy, khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với lớp màu này, nguy cơ gây hại cho sức khỏe là rất lớn.
Bên cạnh đó, mặt nạ thường được sản xuất từ nhựa, cao su, sơn phun màu và nhiều thành phần hóa học khác, trong đó có nhiều thành phần gây nguy hiểm tới cơ thể.
Trong một số loại mặt nạ từ nhựa dẻo còn chứa 0.65% DEHP - một thành phần dùng để kéo dẻo nhựa và được các nhà nghiên cứu cho là có khả năng làm con người dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban, thậm chí có trường hợp dị ứng nặng còn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, gây nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng. Nếu dùng những đồ chơi này, các cha mẹ cần chú ý tới các biểu hiện khác lạ của cơ thể trẻ, tuyệt đối không thể bỏ qua bởi nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Đèn lồng gây ung thư
Mỗi dịp tết trung thu, các loại đèn lồng, xuất xứ từ Trung Quốc tràn lan thị trường Việt Nam rất nhiều. Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đã từng tiến hành kiểm nghiệm đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường. Kết quả cho thấy lượng muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam.
Cd là chất được sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa. Đó cũng là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị thôi nhiễm Cd. Tiếp xúc nhiều với đèn lồng nhiễm Cd hàm lượng quá cao sẽ dẫn đến tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh sau đó.
Bóng bay ảnh hưởng hệ hô hấp
Nhiều bậc phụ huynh vô tư cho trẻ thổi bóng bay cao su mà ít ai biết rằng, sản phẩm này làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia dễ gây độc hại cho trẻ.
Theo KS Vũ Tân Cảnh, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nguyên liệu chính làm bóng bay là mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính. Còn phẩm màu nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng cho quả bóng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...
Hầu hết các loại bóng bay hiện nay đều sử dụng công thức trên nên rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Bởi các chất như lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu đều là hóa chất công nghiệp. Các chất này khi tồn dư trong cơ thể sẽ rất độc hại đối với sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi ngậm thổi ảnh hưởng trực tiếp dễ ảnh hưởng tới hệ hô hấp và các bộ phận khác cơ thể.
Búp bê gây rối loạn nội tiết
Búp bê cũng loại mặt hàng được nhiều bé gái yêu thích. Tuy nhiên loại mặt hàng búp bê bằng nhựa bị nhiễm chất độc Phthalate.
Theo các chuyên gia hóa học (Đại học Bách khoa), phụ gia phthalates được bổ sung vào nhựa để làm mềm và tăng khả năng chịu nhiệt. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra việc tiếp xúc với hóa chất này có thể ảnh hưởng đến nội tiết, gây ra những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục, thậm chí gâydị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Dấu hiệu để nhận ra phthalates trong đồ chơi là sản phẩm có mùi nhựa rất nồng và bề mặt dạng sáp. Chất phthalates là chất làm mềm nhựa chứ không phải tạo ra liên kết chặt chẽ nên nó dễ phôi ra, để sản phẩm ở nhiệt độ càng cao thì khả năng phôi ra càng lớn.
Theo khuyến cáo các chuyên gia không nên để trẻ nhỏ tiếp xúc lâu với đồ chơi bằng nhựa đặc biệt là các hành động hôn hít các đồ chơi này. Bởi, như vậy sẽ khiến chất độc đi vào cơ thể nhanh hơn.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Làm gì khi trẻ bị sặc? (21/9/2015)
- Xử trí ngạt tắc mũi ở trẻ (21/9/2015)
- Nhận biết trẻ bị viêm xoang (15/9/2015)
- Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (9/9/2015)
- 8 cách kiềm chế cơn giận của trẻ (9/9/2015)
- Xử trí khi trẻ bị dập ngón chân, tay (7/9/2015)
- Sốt cao co giật ở trẻ em và cách xử trí (7/9/2015)
- Những mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất cho trẻ nhỏ (31/8/2015)
- Quy tắc vàng giúp ngăn ngừa ốm cho bé bắt đầu đi nhà trẻ (31/8/2015)
- Những thủ phạm chính gây cận thị (20/8/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều