Trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ bị dị ứng thức ăn
Cập nhật: 25/7/2012 | 1:20:58 PM
Không chỉ dễ rối loạn tiêu hóa do cơ thể chưa sẵn sàng xử lý thực phẩm khác ngoài sữa, những trẻ ăn dặm sớm còn có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn.
Tiến sĩ Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng Dinh dưỡng, khuyên các bà mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn dặm, và đây cũng là khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới.
Ông Khẩn nhấn mạnh, bú mẹ hoàn toàn nghĩa là trẻ không được cho dùng thêm bất cứ một thức ăn, đồ uống nào khác: "Ngay cả việc cho uống nước lọc tráng miệng cũng không cần thiết bởi sữa mẹ rất sạch và có đủ kháng thể để bảo vệ trẻ. Ngoài dinh dưỡng, sữa mẹ cũng đã cung cấp đủ nước".
Hiện nay do mẹ phải đi làm sớm, hoặc nghĩ rằng càng ăn dặm sớm, trẻ càng cứng cáp nên nhiều gia đình cho trẻ ăn bột trước thời điểm khuyến cáo, thậm chí ngay khi trẻ mới 3 tháng tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này dẫn đến những nguy cơ sau:
Rối loạn tiêu hóa: Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn "nặng" khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Suy dinh dưỡng: Một số trẻ quen với thức ăn mới sẽ có xu hướng không thích bú mẹ trong khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối quan trọng trong giai đoạn này. Việc bị ép ăn dặm sớm cũng có thể khiến trẻ chán ăn. Những điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Dễ dị ứng: Việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, bạn cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới.
Mẹ nhanh mất sữa: Lượng sữa trẻ bú giảm đi không những làm trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, dẫn đến giảm sức đề kháng mà còn khiến mẹ giảm tiết sữa, nhanh bị mất sữa. Điều này càng dễ xảy ra nếu trẻ chán sữa mẹ sau khi được ăn dặm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên các phụ huynh không nên cho ăn dặm quá muộn. Ngoài 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Trẻ chậm được ăn dặm không chỉ thiếu chất mà còn dễ gặp khó khăn trong việc tập ăn những món mới.
(Nguồn: tienphong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nguyên tắc giúp bé ăn ngon (24/7/2012)
- Bữa ăn cho trẻ rất quan trọng (24/7/2012)
- Đánh đòn có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ (24/7/2012)
- Trẻ dễ mắc bệnh béo phì nếu không ngủ đủ giấc (23/7/2012)
- Gắn bó với cha giúp trẻ giảm nguy cơ rắc rối hành vi (23/7/2012)
- Chất dinh dưỡng tác động nhiều đến trí thông minh của trẻ (23/7/2012)
- Huấn luyện trẻ đi toalet sớm gây tổn thương thận (22/7/2012)
- Xử trí tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ (22/7/2012)
- Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc ho (22/7/2012)
- Những đồ vật bé cần tránh xa (21/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều