Huấn luyện trẻ đi toalet sớm gây tổn thương thận
Cập nhật: 22/7/2012 | 9:35:49 PM
Việc các bậc phụ huynh cố gắng huấn luyện cho đứa trẻ tự đi toalet trước tuổi lên 3 có thể để lại những hậu quả hết sức tai hại. Đó là lời cảnh báo của GS, TS Steve Hodges- đến từ trường ĐH Nam Carolina (Mỹ).
Theo chuyên gia này thì việc huấn luyện đó diễn ra quá sớm sẽ dẫn tới những tai nạn rất đáng tiếc vì bàng quang của trẻ vẫn còn chưa đủ mạnh. Chúng có thể dẫn tới tình trạng táo bón, tổn thương thận, thậm chí là nhiễm trùng đường niệu do đứa trẻ bị bắt phải ngồi im lâu hơn mức cần thiết.
Chuyên gia này cho rằng đứa trẻ cần phải được trải qua những kinh nghiệm bài tiết này một cách tự nhiên, không nên bị gò ép hay giới hạn, để cho cơ thể của chúng đáp ứng một cách tự nhiên, và theo cách thức đúng đắn của nó.
Trong khi đó, việc bố mẹ quá nôn nóng huấn luyện cho đứa trẻ kĩ năng, "kỉ luật" đi toalet để rồi hoan hỉ tự hào về chiến tích này có thể sẽ mang đến những hậu quả hết sức tai hại cho đứa trẻ trong tương lai.
“Tất cả những vấn đề khi đi vệ sinh, bao gồm việc tiểu tiện và đại tiện, đái dầm, đi tiểu thường xuyên, nhiễm trùng đường tiết niệu… đều có liên quan tới việc huấn luyện nói trên. Và những đứa trẻ được huấn luyện sớm nhất lại chính là những nạn nhân sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng nhất” – Steve cho biết.
TS Hodges- giám đốc một bệnh viện cũng chia sẻ: một nửa số bệnh nhân gặp phải các vấn đề về bài tiết và đó đều là những đứa trẻ bị huấn luyện cho việc này trước tuổi lên 3.
Điều đáng lo ngại là rất nhiều bậc phụ huynh xem những rối loạn về bài tiết của đứa trẻ là chuyện thường tình nên ít có ý nghĩ mang con đến bệnh viện. Trong khi đó bàng quang của đứa trẻ phải cần từ 3 đến 4 năm để phát triển một cách hoàn chỉnh, đáp ứng được cơ chế hoạt động bình thường của việc bài tiết.
Chính vì thế mà các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng: những bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng và tập trung về vấn đề này trước khi đứa trẻ bước vào tuổi lên 3.
(Nguồn: vtc.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Xử trí tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ (22/7/2012)
- Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc ho (22/7/2012)
- Những đồ vật bé cần tránh xa (21/7/2012)
- Những chiêu lạ đời trị con biếng ăn (21/7/2012)
- Phục hồi chức năng cho trẻ bại não (21/7/2012)
- Trẻ ngủ ngáy có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số IQ (20/7/2012)
- Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy (20/7/2012)
- Cách tắm và chọn tã lót cho bé (20/7/2012)
- Công việc của bố có thể gây dị tật bẩm sinh cho con (20/7/2012)
- Điều trị lang ben cho trẻ (20/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều