Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Cập nhật: 21/7/2012 | 3:08:20 PM
Bại não là một dạng khuyết tật thường thấy ở trẻ em. Những yếu tố nguy cơ cao gây ra bại não gồm: sinh non, nhiễm rubella, đa thai, có sự can thiệp trong lúc sinh (sinh kềm, sinh hút)...
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những trường hợp trẻ bại não không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ bị bại não vào điều trị tại khoa Vật lý trị liệu (VLTL).
Bé B.N (hơn 2 tuổi, Q.5, TP.HCM) bị bại não hơn hai năm nay. Ba của bé, anh Hải, cho biết lúc N. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà. Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy Ngọc gồng người và có biểu hiện không bình thường phải đưa vào điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Còn bà Thương (50 tuổi, Q.3, TP.HCM) thì sinh con khi ở tuổi 40. Sau sinh đến tháng thứ 9, bé K.B con bà thường ngày vẫn nằm im, không gọi ba mẹ, không ngóc đầu lên được, mà chỉ gồng mình. Sáu năm đi tập VLTL, hiện giờ đôi nẹp chân của bé K.B đã tháo đến dưới đầu gối thay vì nẹp lên đến đùi như ngày mới tập, K.B đã đi được đoạn ngắn mà không nhờ đến mẹ dắt, chân tay cũng mềm hơn, ít gồng cứng như trước kia.
Cần tập sớm, đúng cách
Theo kỹ thuật viên Kim Yến, nguyên Trưởng khoa VLTL, Bệnh viện Nhi đồng 1, việc tập VLTL cho trẻ bại não nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sẽ tránh được các biến dạng co rút cơ, khớp và giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động sớm. Việc tập VLTL cho trẻ bại não phải kiên trì, lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều là cải thiện được bệnh của trẻ. Cũng có trường hợp, việc tập này kéo dài gần như cả cuộc đời.
Nguyên tắc tập cho trẻ bại não là để ức chế sự phát triển bất thường của cơ thể trẻ. Chẳng hạn, trẻ bị cổ yếu không ngóc lên được và đầu bị ưỡn ra thì các bài tập sẽ giúp ức chế cổ không ngửa ra, linh hoạt hơn. Ngoài ra, việc tập còn để kích thích trẻ, tạo cho trẻ tăng cường sức mạnh của cơ đối với những trẻ bị yếu cơ gây mềm oặt người. Đặc điểm việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não là mỗi bé cần có bài tập riêng, không tập theo nhóm. Ngoài tập tại các bệnh viện, cha mẹ cần cho trẻ tập thêm ở nhà với sự chỉ dẫn của các kỹ thuật viên. Không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc ôm trẻ suốt ngày; nên cho trẻ ăn trong tư thế ngồi, cho trẻ vận động...
Ngoài tập ra, cần chú ý thêm sự giao tiếp, tinh thần của trẻ bại não để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Đối với trẻ lớn, cần phải học cách độc lập trong sinh hoạt hằng ngày (chẳng hạn vệ sinh cá nhân). Tránh để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, nếu trẻ có thể tự lực.
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Trẻ ngủ ngáy có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số IQ (20/7/2012)
- Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy (20/7/2012)
- Cách tắm và chọn tã lót cho bé (20/7/2012)
- Công việc của bố có thể gây dị tật bẩm sinh cho con (20/7/2012)
- Điều trị lang ben cho trẻ (20/7/2012)
- Dùng kháng sinh hợp lý, an toàn ở trẻ (19/7/2012)
- Phòng bệnh mồ hôi trộm cho trẻ (19/7/2012)
- Những bài học bố dạy con (18/7/2012)
- Lời khuyên chống vi khuẩn gây bệnh cho trẻ (18/7/2012)
- Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè (18/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều