Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh?
Cập nhật: 30/11/2016 | 10:24:29 AM
Kháng sinh là loại thuốc thường xuyên được sử dụng để điều trị trong các bệnh lý viêm nhiễm. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng làm tiêu diệt nhiều lợi khuẩn trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh.
Bình thường trong ruột chúng ta có một hệ vi khuẩn đến hàng trăm tỷ con gồm nhiều loại khác nhau, chúng sinh sống trải dài khắp ruột non đến ruột già. Các lợi khuẩn này có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, lợi khuẩn còn có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột bằng cách cạnh tranh vị trí sống và thức ăn của các vi khuẩn gây hại này.
Kháng sinh không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn trong ruột. Khi các lợi khuẩn bị tiêu diệt, những vi khuẩn gây hại còn trong ruột, nay không còn sự cạnh tranh sinh tồn của các vi khuẩn có lợi nữa nên tự do phát triển và gây tiêu chảy.
Xử lý tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
Khi trẻ bị tiêu chảy, các mẹ không nên lo lắng quá mà bình tĩnh xem xét tình trạng của bé để có cách xử lý hợp lý nhất. Các mẹ cần nhớ các lưu ý sau khi trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
• Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tùy tiện cho bé sử dụng kháng sinh dù hệ tiêu hóa của bé có khỏe mạnh.
• Có thể tiếp tục sử dụng kháng sinh và chăm sóc trẻ tại nhà nếu trẻ chỉ bị tiêu chảy nhẹ.
• Bổ sung đủ nước và điện giải bằng oresol hoặc nước hoa quả.
• Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thay vì 2 đến 3 bữa ăn lớn. Nên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây,... Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị, hành, tỏi.
• Nếu tiêu chảy khiến bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm, mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng bị hăm với nước sạch, thấm khô rồi thoa một lớp kem chống hăm.
• Bổ sung men vi sinh uy tín, có chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn và cả prebiotic nhằm tăng cường lợi khuẩn giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh (29/11/2016)
- Đừng lo khi thấy trẻ sơ sinh bị “hao” cân! (25/11/2016)
- Bệnh nhược thị - Cần được phát hiện từ nhỏ (25/11/2016)
- Hãy dừng ngay việc cho con uống thuốc kiểu này nếu không trẻ sẽ gặp hiểm họa khôn lường (22/11/2016)
- Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? (22/11/2016)
- Cai sữa cho bé như thế nào? (21/11/2016)
- Dùng phấn rôm cho trẻ: An toàn hay nguy hại? (19/11/2016)
- Tự kỷ và tăng động có lẽ phổ biến hơn ta tưởng! (18/11/2016)
- Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh (18/11/2016)
- Phòng và chữa bệnh táo bón cho trẻ (17/11/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều